Đá Phát Sáng Dạ Minh Châu

Đá phát sáng là gì? Cách chế tạo đá phát sáng

Đá phát sáng, một hiện tượng tuy quen mà lạ trong tự nhiên. Nhiều loại đá có thể tự phát ra ánh sáng trong đêm tối mà không cần dùng đến sự hỗ trợ nhiệt hoặc tính trữ ánh sáng.

Đá phát sáng hay còn được gọi là dạ minh châu rất được giới quý tộc Trung Quốc thời xưa ưa chuộng, Không phải vì vẻ ngoài độc đáo của chúng mà vì khả năng phát sáng, ánh sáng xanh vô cùng huyền diệu và kỳ ảo.

Tuy nhiên, hiện nay đá phát sáng cũng đã được con người chế tạo thành công bằng phương pháp ép và nung nhiệt. Chúng ta có thể chế tạo chúng bằng cách ép và nung nhiệt như trong kỹ thuật chế tác sành sứ. Vật liệu làm đá có chất phát lân quang, giúp đá phát sáng trong bóng tối khi hấp thu quang, nhiệt.

Khi sử dụng, chúng ta để chúng dưới ánh sáng mặt trời, đèn điện hoặc những thiết bị có nền nhiệt cao trong một khoảng thời gian nhất định thì đá mới có thể phát sáng vào buổi tối.

Đá phát sáng có thể tỏa ra ánh sáng xanh khi không có đủ ánh sáng mặt trời

Người ta cũng có thể tạo ra một viên đá phát sáng bằng cách phủ chất tạo màu sáng Strontium aluminate lên viên đá. Chất liệu này an toàn đối với người sử dụng và giá trị kinh tế cũng không cao, mức độ quý hiếm vừa phải và giá thành cũng phải chăng.

Ngoài cách đó, người ta cũng có thể tẩm thêm chất lân tinh vào trong đá, khiến cho đá có thể phát sáng. Tuy nhiên, nếu chế tạo theo cách này thì theo thời gian, chất lân tinh dần biến mất và viên đá của chúng ta cũng sẽ không còn phát sáng được nữa.

Còn một cách để chế tạo đá phát sáng bằng cách cấy Radium vào trong đá, cách này khiến cho viên đá có thể sử dụng trong vòng 50 năm. Tuy nhiên nó có thể tạo ra phóng xạ nguy hiểm cho người sử dụng và bị cấm sản xuất vào năm 1950.

Một số loại đá tự nhiên có chứa chất photphorite cũng có thể gây tóe lửa khi va chạm với nhau.