Kiến thức

Thiết kế Mâm Cúng đơn giản có Viên Đá Phong Thủy tự nhiên

Thờ cúng là một phong tục tín ngưỡng của người dân nước ta có từ rất lâu, trong cuộc sống thường ngày chúng ta sẽ có rất nhiều mâm cúng khác nhau, tùy thuộc vào từng sự kiện.

Mâm cúng chỉ là một phần của tín ngưỡng thờ cúng, ngoài ra còn phải kể đến các hình thức lễ nghi – cúng bái – thắp hương – nhiều hành động khác nữa. Gộp chung lại đều mang mục đích tưởng nhớ, biết ơn, cầu mong điều may lành sẽ đến với gia đình.

Đá tự nhiên là điểm nhấn của mâm cúng 

Mâm cúng xuất hiện như thế nào trong đời sống:

Đây có lẽ là truyền thống từ lâu đời, được cha ông truyền lại theo các đời, mâm cúng thể hiện tấm lòng, cũng là dịp mà gia đình được sum họp lại với nhau, kể cả những người phải đi làm xa. Phụ thuộc vào từng gia đình mà việc chuẩn bị mâm cúng khác nhau, kể cả vùng miền khác thì mâm cúng cũng sẽ khác.

Để thiết kế được một mâm cúng chúng ta cần phải dựa vào một vài yếu tố nhất: đặc trưng của mâm cúng là để làm gì – vùng miền nào – không được ăn thử trước – đồ cúng đều phải nấu chín không để sống hoặc tanh – hầu hết mâm cúng đều sẽ có cơm, gạo, muối – thắp nhang.

Giả sử bạn là người thuộc miền Bắc thì mâm cúng thường bao gồm một số món đặc trưng như: thịt động cùng dưa chua, chân giò, giò chả, bánh chưng, xuôi, thịt gà, thịt heo, miến xào.

Đối với người ở miền trung mâm cúng sẽ có: một món canh, một loại thịt luộc, một món xào, một món chiên hoặc nướng.

Cuối cùng là người miền nam trên mâm cúng thường thấy: món luộc, món kho, món hầm, món xào.

Bạn có thể để sẵn Đá Thạch Anh trên bàn thờ cúng

Mối quan hệ giữa mâm cúng và Đá Phong Thủy:

Trong lễ cúng gia chủ phải chuẩn bị mâm cúng, ngoài ra nếu kết hợp với Đá Phong Thủy đi cùng sẽ càng tăng thêm điềm tốt lành.

Bản chất của Đá Phong Thủy là vật sống, tức là bên trong có chứa nguồn năng lượng từ trường mạnh mẽ, có khả năng tác động tới con người. Đá Phong Thủy được khai thác từ tự nhiên, thế nhưng không phải là tất cả mọi loại đá, mà chỉ có đá nào đạt mức năng lượng cho phép mới được sử dụng.

Con người cũng tồn tại nguồn năng lượng, sự thay đổi của cơ thể sẽ bắt đầu từ sự biến đổi của trường sinh khí này, nếu sinh khí tốt thì sức khỏe tốt, tâm sinh lý tốt, suy nghĩ trở nên tích cực hơn.

Khi kết hợp mâm cúng với Đá Phong Thủy sẽ làm cho nguồn năng lượng sinh khí được tăng cường, hỗ trợ để mong cầu của gia chủ nhanh chóng trở thành hiện thực. Đồng thời còn mang lại nhiều lợi ích khác như sức khỏe – tài lộc – công việc – tình cảm.

Đá Phong Thủy tồn tài trong mâm cúng rất nhiều, tuy nhiên có đôi khi chúng ta không để ý, chẳng hạn như các bức tượng Phật Di Lặc – Thiềm Thừ – Tỳ Hưu – Cây Kim Tiền – Quan Thế Âm Bồ Tát – Rồng – Kỳ Lân – …được bài trí trong nhà.

Cặp tỳ hưu mang lại nhiều tài lộc

Mâm cúng thiết kế dựa trên ngũ hành:

Mâm cúng vẫn luôn là yếu tố quan trọng đối với các nghi lễ thờ cúng quan trọng, nếu bạn chú ý một chút sẽ thấy mâm cúng sẽ tuân theo quy luật của ngũ hành, tạo nên sự hài hòa cân đối.

Chẳng hạn như mâm cúng sẽ có trái cây, mà trái cây phải là năm loại quả tương ứng với năm yếu tố của ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Bên cạnh đó còn có nguyên tắc tứ trụ, đó là bốn bán bốn đĩa hoặc sáu bát sáu đĩa, cùng với lay bốn lạy hoặc bốn vái. Hơn nữa phải có sự hài hòa về âm dương, món ăn phải hài hòa, không mặn không nhạt, không quá chua hoặc quá đắng, Thủy và Mộc phải có sự tác động tương trợ lẫn nhau.

Thiết kế mâm cúng đơn giản sẽ được làm vào những dịp bình thường, dịp đặc biệt thì mâm cúng sẽ phức tạp hơn.

Lưu ý: ngoài mâm cúng mặn thì chúng ta sẽ có mâm cúng chay thường được làm vào một số ngày đặc biệt như: cúng Ông Công Ông Táo – tất nhiên – năm mới – mâm cúng bàn thờ Phật – rằm tháng 7.

Xem các mẫu Đá Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Chúc những lời cầu ước của bạn sẽ sớm thành hiện thực

Một mâm cúng chay đơn giản thường có một trong những món sau: rau luộc với muối vừng – súp nấm – bánh bao – ràu xào thập cẩm – nấm đùi gà – xôi dừa hạt sen – hoa quả – chả lá lốt – xôi – nem rán – miến xào – nấm kho – canh dưa – nộm – thịt kho chay – canh mọc – nem chay – khoai tây chiên – sườn non chat – canh củ quả – …

Mâm cúng chay sẽ có từ 5 đến 7 món, cầu kỳ hơn thì số lượng món sẽ càng nhiều. Hơn nữa phải lưu ý tới một vài quy tắc cũng như cách thức chuẩn bị phù hợp.