Kiến thức

Âm Dương là như thế nào?

Âm Dương được biết đến là hai thành tố cơ bản tạo nên vũ trụ vạn vật, việc hiểu về Âm Dương không phải chỉ dựa vào khái niệm mà cần phải có khả năng tưởng tượng. Thuyết Âm Dương là một trong những triết lý của người phương Đông, trong đó sẽ thể hiện rõ hai mặt đối lập nhau, giúp cho vũ trụ phát triển không ngừng.

Âm và Dương là hai mặt đối lập – mâu thuẫn – thống nhất. Trong đó sự vật hiện tượng sẽ ức chễ – giúp đỡ – tác động – nương tựa – thúc đẩy với nhau, tạo nên quá trình biến hóa không ngừng nghỉ, từ đó người ta đưa ra Thuyết Âm Dương.

Xem thêm các mẫu Vật Phẩm Phong Thủy giúp cân bằng Âm Dương: https://kimtuthap.vn/danh-muc/san-pham-ung-dung/

Thuyết Âm Dương giúp cho vũ trụ phát triển không ngừng

Tìm hiểu về nguồn gốc của Âm Dương:

Âm Dương xuất hiện từ rất lâu trước đây rồi, dựa theo một số nghiên cứu thì cho rằng, Âm Dương có mặt vào thời Hán được ghi trong kinh dịch, một số người lại nói đây là thuyết của một đạo phái nào đó.

Dựa trên một số truyền thuyết thì người đưa ra được Âm và Dương là dựa vào sự thay đổi của trời và đất trong vũ trụ vạn vật. Sau đó thì đã được phổ biến về công dụng của Âm Dương một cách rộng khắp. Người đời sau đó đã tạo ra phái Âm Dương và đây cũng là nền tảng cho phái Lý Số về sau này.

Nội dung của thuyết Âm Dương Ngũ Hành:

Theo như cổ nhân xưa thì họ nói rằng: vũ trụ lúc ban đầu tồn tại ở trạng thái một khối hỗ độn phức tạp, không hề có bất cứ một hình dáng cụ thể nào cả. Người ta xem sự hỗ mạng ấy là Thái Cực, tức là không thể xác định được bất cứ gì cả.

Về sau này, thông qua quá trình xem xét lâu dài thì thấy rằng vạn vật có sự chuyển hóa, thể hiện dưới hai hình thái đó là Động và Tĩnh, trong đó Động là Dương và Tĩnh là Âm. Hai cái này cứ thế tác động lẫn nhau không ngừng mà tạo ra Trời và Đất.

Do Âm và Dương có sự tác động – biến chuyển lẫn nhau vì thế gọi là Dịch. Trong đó Âm thì mềm, Dương thì cứng, chuyển hóa thành nhiều hình dáng khác nhau. Tuy nhiên một sự biến đổi ấy sẽ diễn ra với bốn bước: đầu tiền là Nguyên sự khởi đầu – tiếp là Hạnh hội hợp – tiếp là Lợi tăng trưởng – cuối cùng là Trinh thành tựu.

Dịch Hữu Thái Cực sinh ra lưỡng nghi là Âm và Dương. Lưỡng nghi sinh tứ tượng là bốn tượng thể hiện bốn trạng thái tượng trưng bằng bốn mùa xuân – hạ – thu – đông. Tứ tượng sinh bát quái tức là tám quẻ Kiền – Khảm – Cấn – Chấn – Tốn – Ly – Khôn – Đoài. Bát quái sinh ngũ hành là năm hành tức năm thành tố tạo nên vạn vật hữu hình là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.

Dựa vào cách nói ở trên thì lúc ban đầu sự biến chuyển vô cùng đơn giản, sau đó từ sự đơn giản ấy đã biến đổi trở nên phức tạp dần. Từ hai yếu tố Âm và Dương mà hình thành nên những thành tố khác. Kinh Dịch sử dụng vạch liên tục để thể hiện cho Dương, còn vạch bị ngắt đoạn thể hiện cho Âm.

Đá Phong Thủy giúp luân chuyển năng lượng Âm Dương theo quy luật của tự nhiên

Từ hai vạch Âm Dương này mà hình thành nên tám quẻ Tiên Thiên Bát Quái. Đồng thời dựa vào người xưa thì Âm Dương Ngũ Hành được thể hiện dưới nhiều ý nghĩa khác nhau:

Dương có thể là mặt trời – lửa – ánh sáng – sinh động – cứng cáp – ban ngày – người đàn ông – …

Âm có thể là mặt trăng – tối tăm – nguội lạnh – bất động – mềm nhão – ban đêm – người phụ nữ – …

Kim là vàng – bạc – kim loại – có thuộc tính của kim.

Mộc là cây cối – đa phần là thực vật.

Thủy là nước hoặc là dạng chất lỏng.

Hỏa là lửa hay là hơi nóng ấm.

Thổ là đất đá hay có thể là khoáng chất không có kim loại.

Xem thêm Đồng Xu Phong Thủy giúp cân bằng Âm Dương: https://kimtuthap.vn/san-pham/dong-xu-phong-thuy-viet-nam/

Đồng Xu Phong Thủy thể hiện quy luật Âm Dương, Bát Quái Ngũ Hành của trời đất

Nếu chúng ta xét ở phương diện siêu hình, thì Âm Dương không thể cầm năm được, mà chúng được diễn tả thông qua hình thái đối lập – sự mâu thuẫn – lúc nóng lúc lạnh – sáng hay tối – cứng hoặc mềm – khỏe và yếu – …

Trong bất cứ một sự vật hiện tượng nào thì đều sẽ có Âm và Dương, mặc dù là hai mặt đối lập nhưng lại thống nhất. Âm Dương sẽ có sự bao hàm với nhau, tức là trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. Chẳng hạn như khi nói đến bên trái thì phải có bên phải, có trời thì phải có đất. Chính vì thế mà học thuyết Âm Dương sẽ thích hợp với mọi quan điểm khác nhau, sự thống nhất và tranh đấu, sự hợp tác và thúc đẩy.