Kiến thức

Áo khoác bác sĩ có màu trắng, trang phục phẫu thuật có màu xanh. Vì sao như vậy?

Khi nhắc đến những người hoạt động trong ngành y, nhất là những y bác sĩ, đội ngũ nhân viên y tế hoạt động trong các nhà thuốc, hay là những y dược sĩ tại các quầy thuốc, con người ta thường sẽ liên tưởng đến chiếc áo blouse đầu tiên.

Những người bác sĩ thường xuyên làm việc trong những phòng mổ, bọn sẽ thường khoác lên mình bộ đồ phẫu thuật có màu xanh lá cây hoặc màu xanh da trời. Dường như đây đã là một điều bắt buộc đối với những cán bộ y tế trong ngành y khi hoạt động tại những phòng mổ.

Câu hỏi đặt ra ở đây, bạn đã có bao giờ thắc mắc hay suy nghĩ rằng, tại sao những cán bộ y tế làm việc tại các phòng mổ, phòng phẫu thuật lại phải mặc những bộ y phục có màu xanh lá cây hay màu xanh da trời chưa? Và vì sao những y bác sĩ, những cán bộ y tế như y tá, điều dưỡng viên, dược sĩ… lại mặc chiếc áo blouse trắng? Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những vấn đề này.

Đầu tiên là chiếc áo blouse trắng mà chúng ta thường xuyên thấy ở những cán bộ y tế hoạt động trong bệnh viên, hay những dược sĩ cung cấp thuốc tại các nhà thuốc.

Xem các mẫu Vòng Tay Thạch Anh Trắng:

https://kimtuthap.vn/san-pham/vong-tay-da-thach-anh-trang/

Chiếc áo sơ mi trắng hiện rất phổ biến trong hằng ngày

Từ trước thế kỷ hai mươi, những bác sỹ thuộc các khu vực Âu Mỹ, thông thường, những bác sĩ tại thế kỷ này đại đa số là những người giàu có, thế nên cách ăn mặc của những bác sĩ chẳng khác gì những quý ông cao quý cả. Trang phục thông thường của bác sĩ tại thế kỷ hai mươi sẽ như thế này, họ sẽ đội một chiếc mũ cao, khoác lên người một chiếc áo choàng màu xám hoặc màu đen, và sau đó họ sẽ làm việc trong bệnh viện.

Nếu bạn xem những bộ phim tài liệu tại thế kỷ này, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy được. Nguyên nhân chính là bởi tại thời điểm này chưa hề có khái niệm về vi sinh vật hiện đại, và dĩ nhiên sẽ không có hoạt động khử trùng như chúng ta thường thấy bây giờ. Công dụng chính của bộ trang phục bác sỹ tại thế kỷ hai mươi này chính là giúp cho các bác sĩ không bị vấy bẩn bởi máu của bệnh nhân và các bụi bẩn thông thường khác. Chiếc áo có màu xám hay màu đen trông quần áo sẽ đỡ bị bẩn hơn.

Quay lại trước cả thế kỷ hai mươi, tại thời trung cổ từ thế kỷ mười lăm, qua những hình ảnh được vẽ lại trong những bức tranh, trang phục của những bác sĩ tại thời điểm này còn quái dị hơn thảy. Tuy những bác sĩ tại thời kỳ này cũng khoác lên người chiếc áo màu xám hoặc màu đen, nhưng khi ra đường, họ sẽ đeo một chiếc mặt nạ hình mỏ quạ.

Màu trắng tượng trung cho sự sạch sẽ và thuần khiết

Nguyên nhân là bởi thời điểm này xảy ra một trận đại dịch bệnh khiến cho dân số Châu Âu bị giảm sút nặng nề, công dụng của chiếc mặt nạ mỏ quạ là để bác sĩ chống lại dịch bệnh, nhờ vậy mà có thể đi cứu chữa cho các bệnh nhân bị nhiễm phải dịch bệnh. Chiếc áo blouse trắng mà chúng ta được thấy hiện nay, thực ra chỉ xuất hiện khoảng hơn 100 năm trở lại đây mà thôi. Chiếc áo blouse màu trắng tượng trưng cho sự sự sẽ và thuần khiết.

Người ta nói rằng, Joseph – vị bác sĩ đến từ Anh Quốc – ông ta chính là người đầu tiên mặc chiếc áo Blouse trắng khi tiến hành những cuộc phẫu thuật. Qua dần những năm tháng, độ phổ biến của chiếc áo blouse trắng này một rộng hơn. Để đánh dấu sự kiện chiếc áo blouse trắng này, tại một số trường đại học tại nước Mỹ và một số quốc gia tiên tiến khác, người ta sẽ tổ chức buổi lễ trang trọng mang tên “Trao áo Blouse trắng” cho các sinh viên y khoa tốt nghiệp.

Điều này chính là để đánh dấu cho bước khởi đầu sự nghiệp “phục vụ và chăm sóc sức khỏe của con người” của những sinh viên y khoa này. Và theo một cuộc khảo sát tiến hành gần đây, khi hỏi những bệnh nhân tại các bệnh viện, hơn 50% các bệnh nhân cho rằng các bác sỹ, cán bộ y tế ngành y phải khoác lên người chiếc áo Blouse trắng bên ngoài trang phục đi làm của họ, có như vậy mới trông ra dáng một vị bác sỹ cứu chữa bệnh nhân.

Tuy rằng màu trắng là màu rất dễ bị vấy bẩn, chỉ cần vô tình chạm phải một hóa chất, dính phải một ít bụi bẩn thì ngay lập tức chiếc áo sẽ trở nên khó coi. Đây cũng là một điều dùng để nhắc nhở những y bác sĩ rằng, một người bác sĩ phải luôn cẩn thận, luôn chú ý, chú tâm và tập trung vào công việc.

Đá thạch anh trắng đem lại năng lượng vô cùng tinh khiết và lành mạnh

Ngoài ra, nó còn giúp việc khử trùng và giặt giũ trở nên thuận tiện hơn, góp phần bảo vệ bệnh nhân. Có điều, theo như ý kiến của không ít những bác sĩ, cán bộ y tế đã phàn nàn rằng, chiếc áo Blouse trắng nhìn không đẹp cho lắm, nhìn vào chúng trông rất đơn điệu, không có một điểm gì đặc biệt. Hầu hết bất kỳ ai khi ra vào bệnh viện, dù là bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân, nhìn bất kỳ nơi nào trong bệnh viện thì dễ dàng trông thấy chiếc áo trắng này. Tuy nhiên, chiếc áo Blouse trắng dường như đã xem như là chiếc áo biểu tượng của bác sĩ rồi, tương lai thì chưa biết thế nào, nhưng ở thời điểm hiện tại thì gần như không thể thay đổi được chiếc áo Blouse trắng này.

Về trang phục phẫu thuật.

Khi tiến hành những cuộc phẫu thuật, thứ mà đội ngũ y bác sỹ nhìn thấy nhiều nhất chính là máu của bệnh nhân. Lấy một ví dụ thông thường, khi bạn nhìn tập trung vào màu đỏ một lúc lâu, sau đó quay sang nhìn sang một vị trí có màu khác như màu đen chẳng hạn. Khi ấy, màu mà bạn thấy khi chuyển vị trí nhìn là màu đen kia, nó không có màu đen, mà lại có màu xanh lá cây. Hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng thị giác sau ảnh”.

Nếu bạn nhìn quá lâu vào một màu gì đó, rồi lại đột ngột nhìn sang một màu sắc khác, bạn sẽ trông thấy màu sắc bổ sung xuất hiện. Và đây cũng chính là nguyên nhân giải thích cho việc chiếc áo của đội ngũ y bác sĩ làm việc trong phòng phẫu thuật thường có màu xanh lá cây. Bộ trang phục này khi nhìn thấy khiến người ta dễ dàng liên tưởng đến những y bác sĩ làm việc trong phòng phẫu thuật.