Sách Ngũ Phúc Lộc Hỷ Tài

Ba vị tổ sư

Ba vị tổ sư

Đức Khổng Tứ, Lão Tử và Thích Ca Mâu Ni là những vị đã sáng lập nên đạo Khổng, đạo Lão, và đạo Phật rất được người đời tôn kính. Cách đây khoảng 2.500 năm sự phát triển của con người đã đạt tới một chặng đường, một giai đoạn mới với sự xuất hiện cúa ba vị.

Bức tranh vẽ tám vật linh

Tào Dụng Công sống vào cuối triều Minh là tác giả của bức tranh này. Trong tranh có nhiều vật như tranh Đại cát có hình cái xa luân, mặt trời có con rùa ba chân, mặt trăng có ngọc thố, hình âm dương, 12 con giáp, 28 chòm sao,… Nó được xem là kiệt tác triều đại Minh, một tác phẩm huyền bí vĩ đại.

Xem thêm các mẫu Vật Phẩm Phong Thủy: https://kimtuthap.vn/danh-muc/san-pham-ung-dung/

Ba vầng dương

Bức tranh nây vẽ ba chú đê tượng trưng cho ba mặt trời vì con đê và mặt trời phát âm tương tự nhau và nó có nghĩa là sự trao đổi giữa âm và dương, theo thuyết Âm Dương của người Trung Quốc. Từ “ba vầng dương” này thường được mọi người đề cập nhằm hoan hỉ đón năm mới.

Ba vầng dương

Dê là giống hiển lành và có tinh thần đồng đội. Do đó, tổ tiên người Trung Quốc sống du mục xem những đàn dê đông đúc là dấu hiệu may mắn nhất. Từ “ba vầng dương” này hàm ý sự thay đổi mùa màng từ đông sang xuân.

Các chuẩn mực đạo đức

Xã hội phong kiến Trung Quốc xưa có những nguyên tắc xử thế riêng thường là về các chuẩn mực đạo đức do Đổng Trọng Thư sống ở thời nhà Hán đề cập theo lời dạy của đức Khổng Tử. Có ba chuẩn mực là: đạo quân – thần, đạo làm con, và đạo vợ – chồng. Ngũ thường là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Các tiêu chuẩn đạo đức được biểu trưng bằng hình ảnh ba bình rượu và năm người đàn ông đang cổ nếm rượu vì “nguyên tắc” phát âm giống như từ “bình” và “cách xử sự” giống từ “nếm” trong tiếng Hoa.