Kiến thức

Bạn hiểu được Bán Hàng có nghĩa là gì không?

Bạn có bao giờ nghe tới chuyện là những người bán hàng thường không được yêu thích nhiều hay không. Nhưng dù có nghe như vậy đi chăng nữa thì bạn cũng chẳng cần phải lo lắng hay buồn chán gì đâu. Nếu bạn thể hiện cách bán hàng theo một cách thân thiện hơn thì đương nhiên mọi người sẽ có cái nhìn khác về người bán hàng đấy. Bạn cứ suy nghĩ nếu như con người bạn có một vẻ bề ngoài đàng hoàng lịch sự, ăn nói lưu loát, thật thà thì tại sao lại không để lại cho khách hàng một phần cảm tình được, và bạn cũng hãy để lợi ích của người mua lên trên thì việc nâng cao hình ảnh của bạn là điều tất nhiên. Bạn hãy để lợi nhuận của khách hàng lên trên lợi ích của bạn thì việc bán hàng mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn đang còn phân vân về nghề nghiệp này thì bạn hãy thử nghiên cứu về nó một chút thì bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn cho coi.

Bán hàng được hiểu như thế nào là chính xác đây:  theo như định nghĩa thì bán hàng được coi là một phương thức cần có thời gian để tìm hiểu, so sánh và giới thiệu về một loại sản phẩm hay dịch vụ gì đó, nhằm đáp ứng được nhu cầu mà khách hàng có thể sẽ cần sử dụng đến, và sau quá trình này thì cả người bán lẫn người mua đều có phần lợi ích trong đó.

Dù là bạn bán sỉ hay bán lẻ thì đều phải bán một số lượng sản phẩm nhất định nào đó cho người cần theo một phương thức bình thường nhất. Và bạn thường thấy các hình thức bán thông qua một số loại hình như thương mại, đại lý, hay có thể là tổng đại lý phân cấp. Nếu việc mua với số lượng lớn thì bạn sẽ áp dụng theo giá bán lẻ.

Mỗi mặt hàng được bán với những giá thành khác nhau theo từng mặt hàng để có thể khuyến khích lượng khách mua, hoặc giúp cho các đại lý có thể dễ dàng bán được hàng, giúp cho quá trình mua bán được tốt nhất, và nếu cần thì có thêm các đợt khuyến mãi thì càng đẩy mạnh quá trình bán hàng hơn nữa.

Theo như cách hiểu trước đây thì bán hàng tức là chúng ta sẽ chuyển dịch vụ hoặc sản phẩm mình có cho người mua và lấy lại một khoản tiền tương ứng với cái giá trị của hàng hóa và việc làm này được thông qua nhờ vào việc hai bên đã trao đổi với nhau trước đó.

Dựa vào một số những cách hiểu khác thì bán hàng lại được thể hiện qua một cách thức khác nữa. Bán hàng được cho là cốt lõi của việc kinh doanh buôn bán và nếu có vấn đề phát sinh trong mối quan hệ giữa người bán và khách hàng ở nhiều địa điểm khác nhau, có thể là tại công ty, tại địa điểm của khách hàng hay đâu đó, mà việc ký kết hợp đồng được thành công để trao đổi hàng hóa. Và đương nhiên bán hàng cũng cần một khoảng thời gian để có thể tạo mối quan hệ thân thiết hơn với người mua, khai thác những yêu cầu từ họ, giới thiệu điểm mạnh của sản phẩm và thuyết phục khách hàng bỏ tiền ra mua. Và việc bạn có bán được sản phẩm hay không cũng phụ thuộc vào thái độ của người bán, cùng với các dịch vụ trước và sau bán hàng được tận tình thì đương nhiên doanh số bán phải tăng thôi.

Nếu bạn mong muốn bán hàng có hiệu quả thì cần hiểu một vài nguyên tắc cơ bản nhất đó là tạo được nhiều mối quan hệ với nhiều khách hàng khác nhau, sau đó là hiểu rõ về sản phẩm và dịch của mình có những ưu điểm như thế nào và có vượt trội hơn các sản phẩm có sẵn trên thị trường hay không. Đồng thời phải điều tra về mức giá cả trên thị trường để đưa ra một mức giá hợp lý nhất, công đoạn cuối cùng là đưa tất cả những thông tin này tiếp cần tới khách hàng. Nếu thuận lợi thì chỉ trong lần tiếp xúc đầu tiên là bạn có thể bán được rồi, nhưng nếu chưa được thì bạn có thể để tới lần thứ hai hoặc thứ ba cũng sẽ được, miễn sao mọi thứ về sản phẩm đều tốt.

Các hình thức bán hàng: bạn có biết không nói tới bán hàng bạn nghe thấy có vẻ đơn giản đúng không, miễn bán được sản phẩm là được rồi, nhưng không phải vậy đâu mà theo như các chuyên gia thì có rất nhiều các hình thức bán hàng khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người cũng như là mỗi khu vực mà chúng ta có thể thay đổi phương thức sao cho phù hợp nhất, để có thể đưa được sản phẩm tới tận tay người tiêu dung một cách có hiệu quả nhất.

Kiểu bán hàng đầu tiên là dạng truyền thống, tức là bán hàng một cách trực tiếp, người có sản phẩm sẽ đến đúng nơi nào có khách hàng để chào hàng, nếu cảm thấy đủ thuyết phục thì người ta sẽ mua ngay lúc đó.

Kiểu thứ hai là dạng bán hàng lẻ, tức là các sản phẩm được bày bán tại một số cửa hàng bán lẻ, siêu thị, hay các shop, khách hàng muốn mua gì thì tới những địa điểm trên để xem hàng, nếu cảm thấy được thì lấy không được thì cũng không sao.

Một hình thức khác là có một công ty nào đó sẽ là bộ mặt đại diện cho nhà sản xuất để đưa sản phẩm này ới với người tiêu dùng một cách trực tiếp nhất.

Hình thức được ưa chuộng hiện nay đó là bán hàng qua điện thoại, bằng cách gọi điện trực tiếp đến với khách hàng và trao đổi với họ về sản phẩm cần bán mà không nhất thiết phải biết mặt vị khách ấy là ai.

Một cách thức khác cũng được áp dụng trước đó là mang sản phẩm cần bán tới tận từng gia đình, để có thể giới thiệu chi tiết sản phẩm tới khách hàng, nếu cảm thấy được thì việc bán hàng được thực hiện luôn.

Hoặc có hình thức bán hàng trong các công ty với nhau, có nghĩa là công ty này sẽ bán sản phẩm cho một công ty khác chứ không phải cho một khách hàng cá nhân.

Và một phương thức được sử dụng hiệu quả nhất hiện nay đó là bán hàng trên mạng, tức là mình đưa sản phẩm của mình lên một trang mạng nào đó, rồi quảng cáo, nếu khách hàng muốn mua gì thì lên mang tìm hiểu, nếu chỗ nào bán được, tin cậy thì họ sẽ đặt hàng trực tiếp trên mạng và chờ đợi ở nhà, sẽ có những người giao hàng tới đưa tới cho họ và thu phí sau.

Dù là bán hàng theo hình thức nào đi chăng nữa thì mục đích cuối cùng của việc bán đó là đưa được sản phẩm tới tay khách hàng và nhận về một khoản lợi nhuận nào đó. Các công ty sẽ là cơ sở để tìm và tạo ra một sản phẩm bất kỳ, còn người bán sẽ tự mang sản phẩm ấy tới cho cách hàng. Do đó mục tiêu cuối cùng là thuyết phục cho bằng được sự chấp nhận sản phẩm từ phía khác hàng, và phải thực sự có ích mới được, nếu không có mua về thì cũng để đó mà chẳng dùng tới.

Thực tế cho thấy có rất nhiều người bán hàng tìm đủ mọi cách, cố gắng ép cho bằng được khách hàng phải mua sản phẩm, để lấy lợi nhuận thật nhiều, nhưng việc làm này sẽ để lại tiếng xấu cho sản phẩm của mình, bạn cần đặt suy nghĩ của khách hàng lên trên để không tạo một vật ngăn chặn giữa người bán và khách hàng, tạo cho khách hàng có một tâm lý thoải mái thì việc chấp nhận trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Sau một thời gian bán hàng bạn có rút ra được kinh nghiệm nào không. Có chứ, đó là nếu muốn bán được hàng thì bạn cần những câu hỏi nhiều, còn câu trả lời thì cũng không cần thiết. Tại sao lại vậy nhỉ thật khó hiểu, bạn cứ thử xem xét là thấy ngay điều này là đúng, giả như mà bạn chẳng đưa lại ích lợi nào đó cho khách hàng thì làm sao có thể thuyết phục được, bạn phải thật sự coi khách hàng là quan trọng thì mới thấy được giá trị của chính bạn. Bạn hãy cố gắng tìm cách để hiểu được khách hàng đang cần điều gì từ những câu hỏi của bạn, có thể cười nói chuyện một các bình thường như là bạn bè, và tốt nhất là nên lắng nghe trước khi muốn thuyết phục. Hay tạo một tâm lý vô cùng thư thái để khách hàng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm của mình, và cũng đừng cố gắng trong việc ép họ phải mua cho bằng được, mà bạn có thể định hướng cho họ mua theo cách tự nguyện.

Nếu bạn có thể hiểu được tất cả những điều này thì việc bán hàng không có gì là khó, chỉ là lúc đầu bạn cần bỏ ra nhiều công sức mà thôi. Chúc bạn bán hàng thành công nhất.