Kiến thức

Bật mí nguồn gốc của Ngọc Phong Thủy trong thời xưa

Ngọc phong thủy được coi là một trong những bảo vật vô giá, chúng không chỉ có giá trị trong thời nay mà ngay từ những ngày xa xưa, những viên ngọc phong thủy thường biểu tượng cho quyền lực, sự giàu sang, phú quý. Cũng chính bởi vậy mà thời xưa, những viên ngọc bội thường được làm lệnh bài, làm vật đính ước, kết giao,… Vậy nhưng tại sao những viên ngọc này lại đặc biệt đến vậy, chúng có nguồn gốc như thế nào? Bài viết dưới đây mà Thương hiệu Đá quý Kim tự tháp sẽ mong muốn chia sẻ và bật mí những thông tin hữu ích đến các bạn nhé!

Nhắc về nguồn gốc của những viên ngọc phong thủy, chúng ta cần phải ngược dòng thời gian về Trung Quốc, từ thời xa xưa người Hoa đã cho rằng, ngọc là một trong những bảo vật vô giá, chúng hội tụ 5 đức tính cơ bản cần có của con người chính là: nhân – lễ – nghĩa – trí – tín và đó cũng phần nào cho chúng ta nhận thấy được tầm quan trọng của chúng. Thời bấy giờ, chỉ có nhà vua mới được dùng ngọc phong thủy để làm dấu trong các văn kiện, các bản tấu trình thông qua, chúng là biểu tượng cho quyền uy, sức mạnh tối cao. Và thời đó, người dân cũng không dám “mơ ước” sở hữu một miếng ngọc cho riêng mình bởi nó quá xa xỉ, đắt đỏ.

Nguồn gốc của ngọc phong thủy

Nếu kể đến người đã phát hiện ra ngọc phong thủy thì vào khoảng 300 năm trước công nguyên, ở nước Sở, vào thời Lệ Vương. Có một người dân tên Biện Hòa, ông là người đã tìm được 1 hòn đá tảng, biết chắc bên trong là loại ngọc cực quý nên đi dâng  vua để tỏ dạ trung thành. Khi Lệ Vương nhìn thấy hòn đá thô thiển, có ý xem thường, bèn bảo 1 viên thái giám đập ra mài thử xem thật giả. Nhưng tên thái giám này sợ Biện Hòa có công dâng ngọc sẽ được sủng ái hơn mình, đã khẳng định là đồ giả, khiến Biện Hòa bị chặt mất 1 chân.

Một thời gian sau, Khi Lệ Vương băng hà, Vũ Vương kế vị, vẫn biết đó là viên đá quý mà không thể giữ trong nhà, Biện Hòa lại vào cung dâng ngọc, nhưng do người kiểm ngọc lại có tư thù riêng với Biện Hòa, do vậy mà hắn cố tình tấu là ngọc giả khiến Biện Hòa bị chặt nốt chân kia.

Do bị kẻ xấu vu oan, lòng trung thành không được đáp lại, do quá uất hận, Biện Hòa ôm tảng đá, lao đầu vào tường toan tự tử, Vũ Vương ngăn lại, cho người đập vỡ tảng đá ,đích thân xem xét phiến ngọc và nhận ra nó cực kỳ quý giá.

Khi nhận được sự tình, nhà vua hối hận nhưng đã muộn, vì Biện Hòa đã tàn phế, máu của ông đã loang đỏ khắp sân triều đình. Cũng từ đó, viên ngọc quý này được gọi là “Biện Hòa bích ngọc” hay “Hoà thị bích” – viên ngọc đẫm máu trong lịch sử Trung Hoa.

Viên ngọc quý trong truyền thuyết trên được nhắc đến là một loại đá trắng muốt, ẩn bên trong của đá tảng. Ngày nay thường được chúng ta gọt đẽo, chế tác một cách tỷ mỉ, tinh vi, sau đó được nhuộm màu để tạo nên những kiệt tác nghệ thuật.

+ Ngọc Cẩm thạch:

Trong các loại ngọc chúng ta không thể nào không nhắc đến chiếc vòng ngọc cẩm thạch kiêu sa, quyền quý. Ngọc cẩm thạch là viên đá có nguồn gốc ở Miến Điện (Mianma), chúng có sắc xanh đặc trưng, đặc biệt là khi có ánh sáng chiếu vào, những viên ngọc này càng lung linh, huyền ảo nhiều sắc màu.

Từ thời xa xưa, ngọc cẩm thạch là viên ngọc quý được lưu truyền trong hoàng thất, để trạm trở thành những báu vật hay trên đồ đạc của hoàng gia, do vậy mà chúng mới được gọi là Lục Ngọc hoàng gia.

+ Ngọc Phỉ Thủy:

Viên ngọc tiếp theo trong danh sách các viên ngọc quý chúng ta không thể bỏ lỡ, đó chính là ngọc Phỉ Thúy. Không phải là một viên ngọc “vô danh” ngọc Phỉ thúy thường được xuất hiện nhiều nhất trong những bộ phim cổ trang Trung Quốc và cả ở… đời thật, Thời Từ Hy thái hậu, loại ngọc này đã rất quý giá và có trị giá liên thành. Ngọc  Phỉ Thúy có màu sắc trong suốt, thuần xanh lá mạ non.

Người Trung Hoa thường xưa còn tin rằng,những viên ngọc phỉ thúy nếu được tác thành tượng hình chim thì tuyệt đối không được “điểm tinh” cho con chim, bởi nếu không thì con chim đó sẽ bay mất.

+ Ngọc bích:

Cuối cùng là viên đá ngọc bích. Bởi có độ cứng cao nên từ thời xa xưa, ngọc bích đã được dùng để chế tạo vũ khí như: mũi tên, dao, mác,…

Không chỉ vậy, thời xưa, ngọc bích còn được chế tác để làm áo quan của người đã mất, tuy nhiên chỉ những người có địa vị, quyền lực mới có thể được làm áo quan có chế tác từ ngọc bích. Theo đó, Triệu Đà đã dùng ngọc làm áo giáp, quan tài, ông ta dùng đến 2000 miếng ngọc loại cực tốt, đính với dây vàng để làm áo quan vô cùng lộng lẫy.