Bát Quái

Bát Quái tướng mặt

Mỗi một người sẽ có tướng mạo gương mặt hoàn toàn không giống nhau, có thể có đôi chút hao hao tương đồng, tuy nhiên trong phong thủy Bát Quái chúng ta sẽ chia ra tám vùng khác nhau để xem xét luận bàn.

Nếu như bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về Bát Quái khuôn mặt thì có thể xem trong cuốn sách Tướng Gia Bí Quyết của Trần Đồ Nam, có viết như sau: ngũ hình không trung chính thì đời sống sẽ vất vả khó nghèo, Bát Quái mà nhìn đầy đặn thì sẽ có được tài lộc dư đầy.

Còn nếu như tìm hiểu trong sách Thuần Dương Tướng Pháp thì ghi như sau: Tam đình Bát Quái đòi hỏi sự tương xứng, thứ được gọi là Bát Quái đó chính là tám bộ vị trên một khuôn mặt.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Bát Quái tướng mặt – bộ vị:

Nằm vị trí đầu tiên là bộ vị tai phải: tai phía bên phải thuộc hướng Đông, hướng Đông bao gồm Giáp – Ất – Dần – Mão thuộc ngũ hành Mộc. Chính vì vậy mà người ta còn gọi tai phải là Mộc tinh, thuộc vào cung Chấn.

Thứ hai là bộ vị góc trán bên phải: thuộc vào hướng Đông Nam, cung Tốn, chính vì thế mà người ta có thể gọi với tên là ngôi Tốn.

Thứ ba là bộ vị chính giữa trán: vị trí này thuộc vào hướng Nam, bao gồm Bính – Đinh – Tỵ thuộc ngũ hành Hỏa, nên được gọi với tên Hỏa tinh, thuộc vào cung Ly.

Thứ tư là bộ vị góc trán bên trái: thuộc vào hướng Tây Nam, đối với Bát Quái là thuộc cung Khôn, do vậy sẽ được gọi là ngôi Khôn.

Thứ năm là bộ vị tai trái: thuộc vào hướng Tây, bao gồm Canh – Tân – Thân – Dậu, thuộc ngũ hành Kim, được gọi là Kim tinh, thuộc Bát Quái cung Đoài.

Thứ sáu là bộ vị má trái: thuộc hướng Tây Bắc, gọi là cung Càn, chính vì thế mà có thể gọi là ngôi Càn.

Thứ bảy là bộ vị cằm: thuộc hướng Bắc, bao gồm Nhâm – Quý – Hợi – Tý thuộc ngũ hành Thủy, nên gọi là Thủy tinh hoặc cung Khảm.

Thứ tám là bộ vị má phải: thuộc hướng Đông Bắc, theo Bát Quái là quẻ Cấn, nên gọi là ngôi Cấn.

Với tám bộ vị như trên thì cần có điều kiện là nhìn phải cao – đứng – đầy – dày – đẫy đà, không nên nhìn bị phẳng – lồi – lõm – mỏng.

Có một người sẽ thắc mắc là tại sao tướng mặt lại đi chung với Bát Quái, thì điều này sẽ mang lại sự thuận lợi trong quá trình luận đoán, chẳng hạn như đối với hai tai dùng để xem vận khí cho thời niên thiếu, nếu như là nam giới thì là tai trái sẽ quản từ lúc 1 tuổi đến 7 tuổi, còn tai phải quản từ 8 tuổi đến 14 tuồi.

Khi chia tướng mặt ra làm tám vùng như Bát Quái thì tiện cho việc xem mà thôi, để có thể dễ nhớ thì chúng ta cần phải nhớ đến tên của chúng, mỗi một vùng trên khuôn mặt sẽ sử dụng tên của tám quẻ thuần mà làm tên gọi, điều này chứng minh cho việc tướng mặt đi theo Bát Quái.

Việc đặt tên cho tướng mặt theo Bát Quái: nhiều người nghĩ tên được đặt này là một cách tự nhiên không đi theo một quy tắc nào cả, tuy nhiên dựa trên tìm hiểu từ những người có kinh nghiệm, thì thời xưa các vị tiền bối đã có sự phân chia tướng mặt thành 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc, cùng với đó là kèm theo ngũ tinh Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.

Cả hai cách phân chia tướng mặt ở trên sẽ bắt đầu từ tai bên phải là hướng Đông Giáp – Ất – Dần – Mão đều thuộc Mộc, thế nên xem là Mộc Tinh, vì ngôi quẻ của các quẻ dịch cũng lấy Chấn là hướng Đông, thế nên mới được phối với quẻ Chấn. Tương tự cho những vị trí khác trên tướng mặt sẽ được phân chia tiếp tục như vậy. Chẳng hạn như Trán thuộc hướng Nam, hướng Nam Bính – Đinh – Tỵ – Ngọc thuộc Hỏa, nên gọi Hỏa Tinh, ngôi quẻ trong quẻ dịch lấy Ly là hướng Nam, nên mới được phối Trán với quẻ Ly.

Người phương Nam lấy Trán làm chủ: Trán thuộc vào Ngôi Ly, hướng Nam, đây được xem là vị trí chủ, hướng Nam sinh ra từ bờ nam sông Trường Giang về nam, nếu như muốn xem về sự giàu sang phú quý thì chúng ta sẽ nhìn vào Trán của người đó.

Thêm vào đó thì hướng Nam lấy thiên đình làm chủ, nên cần phải có Trán rộng – cao – đầy – không lệch thì mới có tài lộc và chức quyền. Đặc biệt với những người có số làm quan thì Trán sẽ rộng – đầy – trơn bóng – không có nếp nhăn.

Người phương Bắc lấy Cằm làm chủ: vì họ sinh từ bờ bắc Trường Giang trở lên thì có được phú quý, nên chúng ta sẽ xem Căm mới đúng. Do vậy Cằm cần phải đầy đặn thì mới có được công danh.

Cằm thuộc Thủy tinh thế nên cằm phải rộng – đầy thì mới là bậc công hầu đại quý, đặc biệt đối với người cằm béo – lớn – hai bên rộng như hàm én thì là người có chức quan lớn.