Bát Quái

Cách lập quẻ Lý Số

Để lập được quẻ thì chúng ta sử dụng tám chữ Can Chi mà hình thành, lúc đó chúng ta sẽ phối hợp hai quẻ đơn, quẻ đơn này ở bên trên gọi là quẻ Thượng hoặc quẻ Ngoại, còn quẻ đơn phía dưới gọi là quẻ Hạ hay là quẻ Nội, chúng sẽ có tính chất Ngũ Hành trong chính quẻ với tên Thoán.

Tên chính quẻ: cách gọi các quẻ đơn có tính chất ngũ hành như sau: quẻ Khảm là Thủy thuộc hành Thủy, quẻ Khôn là Địa thuộc hành Thổ, quẻ Chấn là Lôi thuộc hành Mộc, quẻ Tốn là Phong thuộc hành Mộc, quẻ Càn là Thiên thuộc hành Kim, quẻ Đoài là Trạch thuộc hành Kim, quẻ Cấn là Sơn thuộc hành Thổ, quẻ Ly là Hỏa thuộc hành Hỏa.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Còn riêng đối với hai quẻ dơn hợp lại thì có thể xem tên dựa trên 64 quẻ Dịch, gồm có quẻ Thượng là Hỏa và quẻ Hạ là Trạch. Mỗi một chính quẻ sẽ có 6 hào, bao gồm hào Âm – hào Dương – Thuần Âm – Thuần Dương, thứ tự các hào sẽ được đếm từ dưới lên trên theo số thứ tự từ 1 đến 6, bắt đầu sẽ là hào sơ đến hào 6.

Với hào 1 và 2 là Đất hiểu là mọi vật trên trái đất – với hào 3 và hào 4 là Người hiểu là chính bản thân mỗi người và gia đình – hào 5 và hào 6 là Trời hiểu là mọi vật trên vũ trụ.

Thế và ứng:

Nếu là một quẻ thì sẽ phải bao gồm đủ thế Tam Tài Thiên Địa Nhân, một hào là một Thể, cách 2 hào đến hào 3 là Ứng hiểu là hữu viện, tuy nhiên về mặt tính chất sẽ là cát hoặc hung.

Theo thứ tự từ hào Sơ cho đến hào Thương, giả sử như hào có 2 vạch đứt được gọi là hào Âm, còn hào có một vạch liền gọi là hào Dương, Thế và Ứng sẽ được xác định như sau: Với hào 1 là Thế thì hào 4 là Ứng – với hào 2 là Thế thì hào 5 là Ứng – Với hào 3 là Thế thì hào 6 là Ứng – Với hào 4 là Thế thì hào 1 là Ứng – Với hào 5 là Thế thì hào 2 là Ứng – Với hào 6 là Thế thì hào 3 là Ứng.

Dịch luôn có tính chất là thay đổi, chính vì điều này mà từ một quẻ ban đầu thì sẽ hình thành nên các quẻ tiếp theo, đây là cách biến đổi từ yếu tố Âm sang Dương hoặc là từ Dương sang Âm.

Đối với việc thay đổi từ yếu tố Âm qua Dương hoặc Dương qua Âm thì hào này được gọi là hào Thế, tính hào Ứng như đã dẫn. Để dễ hiểu thì chúng ta lấy ví dụ ở quẻ Hỏa Trạch Khuê thì Thế nằm ở vị trí hào 1 Dương suy ra Ứng sẽ thuộc vị trí hào số 4 Dương, nếu như thay đổi hào 1 từ Dương thành Âm thì sẽ hình thành nên quẻ Hỏa Thủy Vị Tế thì Thế sẽ là hào 1 Âm và Ứng là hào 4 Dương.

Nguyên Đường:

Sau khi có được chính quẻ rồi thì sau đó chúng ta phải tìm hào Nguyên Đương để an, Nguyên Đường là chủ thể của chính quẻ, được hiểu như cung Mệnh – Thân.

Nếu như bạn muốn tìm được Nguyên Đường có nhiều cách thức khác nhau, trong đó cần phải có thành phần chính dựa trên giờ sinh, nếu bạn sanh vào giờ Dương thì tương đương từ giờ Tý đến giờ Tỵ (giờ Tý – Sửu – Dần – Mão – Thìn – Tỵ), ngược lại nếu như sinh vào giờ Âm sẽ bắt đầu từ giờ Ngọ cho tới giờ Hợi (giờ Ngọ – Mùi – Thân – Dậu – Tuất – Hợi).

Khi có 1, 2 hào Âm hoặc Dương: Đối với những quẻ chỉ có 1 hoặc 2 hào Âm hoặc Dương thì chỉ được đếm hào đó hai lần, còn nếu có 1 hào Âm hoặc 1 hào Dương thì được đếm lại lần thứ hai khi có 1 hào Âm hoặc 2 hào Dương. Lý do là vì trường hợp có 1 hoặc 2 hào Âm – Dương thì không đủ để tính với 6 giờ âm lịch, chính vì thế cần phải mượn của hào khác, từ đó mà hào mượn sẽ chỉ được đếm một lần.

Với giờ sinh là Dương: giả sử như sanh và giờ Sửu thuộc giờ Dương, tính từ giờ Tý đến giờ Tỵ, kiếm hào Dương trong quẻ Khiêm sẽ tính từ giờ Tý, quẻ Khiêm có 1 hào Dương thuộc hào 3, vì thế đếm 2 lần từ bên trái sang phải, bắt đầu giờ Tý đến giời Sửu rồi giờ sanh thì không đếm nữa, lý do hào 3 Dương có giờ Sửu nên an Nguyên Đường sẽ nằm ở hào này luôn.

Với giờ sanh là Âm: chẳng hạn như quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu sanh vào giờ Thân là giờ Âm, tính từ giờ Ngọ đến giờ Hợi. Với 6 hào của quẻ thì chỉ có 1 hào Âm ở vị trí hào 5, còn lại đều thuộc hào Dương. Tính từ giờ Ngọ, Mùi hào 5 Âm sẽ mượn của hào Dương để đếm tiếp giờ Thân ở vị trí hào 1, giờ Dậu ở hào 2, giờ Tuất ở hào 3, giờ Hợi ở hào 4, sinh vào giờ Thân an Nguyên Đương thuộc vị trí hào 1.