Tư Vấn Phong thủy

Cách lựa chọn Bát Nhang bàn thờ hợp với Phong Thủy

Bát nhang là đồ dùng không thể nào thiếu trên bàn thờ trong mỗi gia đình. Việc lựa chọn cũng như bài trí cần phải đi theo đúng quy tắc phong thủy nhất định thì mới thể hiện được sự tôn kính đối với ông bà tổ tiên và thần linh.

Có thể nói bát nhang như một sự nối kết vô hình giữa người trong gia đình với người đã khuất và các chư thần, để họ cảm nhận được sự thành kính từ người còn sống, do đó cần phải lựa chọn thật kỹ lưỡng.

Xem Bảng Giá và Lời Ngỏ Tư Vấn Phong Thủy: https://kimtuthap.vn/bang-gia-va-loi-ngo-tu-van-phong-thuy/

Bát nhang như một sự nối kết vô hình giữa người trong gia đình với người đã khuất

Tác dụng của bát nhang trong việc thờ cúng:

Thờ cúng tín ngưỡng trở thành phong tục của người dân, bát nhang là vật dụng không thể nào thiếu được, thường bát hương được đặt ở khu vực chính giữa của bàn thờ, nơi hiện thân của thần linh tổ tiên và sự tôn kính của người còn sống.

Bát nhang là hiện vật hướng dẫn cho con cháu sự giác ngộ, hướng đến điều tốt, giúp cho gia đình được vui vẻ hạnh phúc, mang ý nghĩa về mặt truyền thống. Chính vì thế bát nhang thể hiện được giá trị về mặt vật chất cũng như tinh thần, giá trị về mặt truyền thống, cha truyền thì con nối, con cháu tiếp nối bày tỏ sự thành kính.

Lựa chọn bát nhang phù hợp cho bàn thờ:

Bát nhang được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, chủ yếu là làm từ đồng và sức, mặc dù chỉ có hai loại phổ biến như vậy nhưng lại khiến người lựa chọn phân vân.

Nếu bạn cũng rơi vào trường hợp này thì có thể dựa vào ngũ hành để lựa chọn bát nhang phù hợp nhất.

Đối với gia chủ có mệnh Kim thì phần đỉnh thờ nên để đốt trầm, hạc thờ bằng đồng, mâm ngũ quả và đèn thờ cũng bằng đồng.

Với gia chủ mệnh Mộc nên chọn loại bàn thờ được làm bằng gỗ.

Gia chủ mệnh Thủy thì phần nước nên để ở trong đài thờ và ly nước.

Gia chủ mệnh Hỏa thì ngọn đèn dầu và nén nhang đang thắp.

Gia chủ mệnh Thổ thì bát nhang nên làm bằng gốm sứ hoặc dạng bình, kể cả đĩa hoa quả cũng bằng gốm sứ.

Nếu dựa vào ngũ hành tương sinh tương khắc thì mệnh của gia chủ như thế nào thì bát nhang cũng không giống nhau, vì thế bạn cần phải chú ý để không phạm phải phong thủy. Đồng thời nếu như bát nhang được làm bằng đồng sẽ có nhiều hình hoa văn và nhiều kiểu dáng hơn so với loại bằng gốm sứ.

Bài trí bát nhang trên bàn thờ:

Đối với bàn thờ tổ tiên thì bát nhang thờ thổ công sẽ là bát nhang có độ lớn nhất và sẽ được bài trí ở vị trí cao hơn hẳn so với những bát nhang còn lại. Tương tự như kiểu phân chia thành khu vực khác nhau, khu vực thần linh và khu vực tổ tiên. Với cách bài trí như vậy sẽ thuận tiện cho việc thắp hương cũng theo trình tự tương tự từ bàn thổ công sang bàn tổ tiên.

Trong đó sẽ có 2 bát nhang thờ bà tổ cô và ông mãnh, 1 bát nhang thờ tổ tiên để ở sau bát nhang thờ thổ công và thần linh. 3 bát nhang này có khoảng cách đều nhau tầm 10cm.

Nếu có 4 bát nhang thì sẽ bao gồm bát nhang của tổ cô, ông mãnh theo nguyên tắc là nam giới bên trái và nữ giới bên phải, bát nhang của tổ tiên không nên để chung với họ hàng hai bên.

Số lượng bát nhang cần sử dụng:

Đối với bàn thờ tổ tiên sẽ có ít nhất là 2 bát nhang, trong đó 1 là của thần linh và 2 là của gia tiên. Nếu trường hợp có 1 bát nhang thì có thể là rơi vào trường hợp mượn tuổi xây nhà mà chưa chuyển về cho gia chủ.

Tuy nhiên gia chủ cũng cần phải chú ý không nên bày biện quá nhiều bát nhang trên bàn thờ, từ tổ tiên – ông bà – cụ – kỵ – bố mẹ – bà cô – ông mãnh – … điều này làm cho bàn thờ bị chật hẹp. Hơn nữa việc này sẽ không thể phát huy được nguồn năng lượng của thần linh và tổ tiên cư ngụ về.

Quá trình bốc bát nhang:

Lúc ban đầu bát nhang cũng như các vật khác, nhưng sau khi tiến hành thực hiện được quy trình bốc bát nhang về thì mới có ý nghĩa thờ cúng. Tuy nhiên nếu không thực hiện đúng cách thì thần linh tổ tiên sẽ không hiện diện xuống được.

Lúc đầu thì bạn cần phải làm sạch bát nhang với muối – rượu – gừng – nước hoa – xông trầm hương.

Tiếp đến là lót phía dưới đáy của bát nhang một miếng giấy trang kim vàng đã được làm phép, tiền âm, tiền dương.

Tiếp đến là đổ tro đốt từ rơm nếp vào, không nên sử dụng cát vì độ nặng.