Tư Vấn

Cách người Tây Tạng nuôi bò

Khí hậu thời tiết tại vùng Tây Tạng có thể là khắc nghiệt so với thế giới, cơ thể của người dân nơi đây khá là đặc biệt, vì gen được sinh ra lại thích nghi được môi trường nơi đây, có hệ thống tim mạch và tuần hoàn khỏe mạnh.

Cũng chính vì môi trường đặc trưng như vậy, các loài động vật cũng không có nhiều, chỉ có loại bò Yak mới xuất hiện nơi đây.

Xem tất cả các thông tin về Đá Dzi:

https://kimtuthap.vn/y-nghia-chinh-cong-dung-cua-da-dzi-tay-tang-ma-nao-dat-ma-cach-su-dung-chon-lua-gia-bao-nhieu-mua-o-dau/

Dzi xanh 3 mắt

Tìm hiểu về Bò Yak Tây Tạng:

Đối với người Tây Tạng thì Bò Yak là một vật quý báu, người dân nuôi chúng là để lấy thịt, lông, hơn nữa còn tác động tới đời sống tinh thần.

Việc nuôi Bò Yak sẽ cung cấp cho người dân nguồn thức ăn, đồng thời cũng chở thành vật dụng phương tiện hỗ trợ cho con người trong việc di chuyển, đây cũng chính là biểu tượng độc đáo, hơn nữa Bò Yak còn được thờ và treo ở trong nhà.

Mọi thứ của con Bò Yak đều có thể sử dụng, chẳng hạn như phần thịt, sữa, phần lông dùng làm trang phục, xương dùng làm đồ vật trang sức, kể cả phân bò cũng được dùng và rất có giá trị. Chẳng hạn như phân bò dùng làm thức ăn, bởi vì chúng chỉ ăn rau nên phân sẽ không hề hôi như chúng ta thường nghĩ, hay dùng phân để xây tường.

Đối với người dân Tây Tạng thì phân bò còn dùng để thể hiện địa vị của bản thân, nếu như gia đình đó càng có nhiều chứng tỏ có nhiều Bò Yak, đương nhiên là một người giàu rồi.

Đặc biệt khi du khách đến nơi đây, nếu được người dân tiếp đãi bạn bằng thức ăn có phân bò, chứng tỏ bạn rất được họ yêu mếm, vì họ đã dùng thứ quý giá nhất để dành cho bạn.

Dzi có nhiều màu sắc khác nhau

Nuôi bò của người dân Tây Tạng:

Bò Yak sống được tại vùng đất có khí hậu khắc nghiệt, trọng lượng cũng to lớn, nếu một con đực sẽ nặng khoảng 600kg, còn con cái thường nặng 300kg, đôi khi có những con vượt mức cân nặng đạt tới 1000kg.

Đặc điểm của Bò Yak chính là hai cái sừng lớn, phần lông dày phủ toàn bộ cơ thể, nhờ đó mà khí hậu có âm 40 độ C chúng vẫn không bị làm sao.

Phương thức chăn dắt đàn bò:

Chăn thả là cách thức nuôi Bò Yak mà người Tây Tạng áp dụng, họ sẽ chia đàn bò ra, đồng thời cũng chia cả đồng cỏ. Viêc chia đàn bò sẽ dựa vào một số yếu tố như giới tính – lứa tuổi – mức độ phát triển. Do đó không được nuôi lẫn lôn các loại bò với nhau, đặc biệt là con to con nhỏ, vì như vậy chúng sẽ đánh nhau.

Đồng cỏ được phân chia chủ yếu là do thời tiết, nếu mùa đông thì cần chọn nơi có đồng cỏ thấp để không bị lạnh, còn mùa ấm hơn thì chọn đồng cỏ cao hơn, thoáng hơn, đồng thời nguồn thức ăn sẽ sạch hơn.

Làm nhà cho Bò Yak:

Bò Yak cũng phải có nhà để nghỉ ngơi, người dân sẽ vận dụng những đồ vật có sẵn hoặc dùng phân của bò để làm chuồng.

Không có quy định cụ thể nào cho vấn đề này, tùy thuộc vào từng nơi mà xây dựng sao cho phù hợp nhất.

Thức ăn cho Bò Yak:

Thông thường khi thời tiết vào mùa lạnh thì cỏ cũng sẽ khan hiếm đi, nhưng nhu cầu ăn của Bò Yak lại không giảm, chính vì thế điều quan trọng chính là có được thức ăn.

Việc quản lý thức ăn cho Bò Yak sẽ giúp cho mức độ tăng trưởng không bị giảm, hơn nữa khi dự trữ thức ăn sẽ tránh tình hình thời tiết xấu, bão tuyết.

Đá Dzi có nguồn gốc từ Tây Tạng

Con bê nhỏ:

Khi bê nhỏ mới được sinh ra thì nguồn thức ăn chính là sữa mẹ, tuy nhiên chỉ sau nửa tháng thì chúng đã có thể tự mình ăn được thức ăn ngoài rồi.

Nhưng chúng ta cần phải sử dụng loại thức ăn thô xanh, vẫn cho bú sữa mẹ, đến khoảng nửa năm mới bắt đầu ngưng sữa mẹ.

Bệnh ở Bò Yak:

Tuy thể chất của Bò Yak chịu được thời tiết khắc nghiệt, cân nặng lớn, nhưng chúng vẫn sẽ mắc bệnh.

Vì vậy mỗi năm vẫn phải tiêm thuốc, nếu có bị bệnh cần phải nhốt ở chuông riêng, tiêu khử độc cho chuồng.

Việc nuôi Bò Yak ở Tây Tạng rất có giá trị, thịt đắt, nhưng bù lại thì ngon và sạch, chứa lượng dinh dưỡng cao và chất béo lại thấp. Người dân ở đây có thêm tiền trong viêc nuôi Bò Yak thông qua việc thu lấy lông hoặc xương.

Có một nhược điểm bất lợi đối với nuôi Bò Yak, chính là tốc độ tăng trưởng không cao, phải nuôi được bốn năm mới xuất chuồng được.