Tượng Phật Di Lặc

Câu chuyện liên quan tới Phật Di Lặc được thọ ký

Xung quanh tượng Phật Di Lặc được thờ cúng hiện nay có một số truyền thuyết được nhắc đến, nổi bật đó chính là chuyện về vị Tỳ Kheo được Đức Phật thọ ký là Phật Di Lặc trong tương lai.

Di mẫu Kiều Đàm Di:

Di mẫu Kiều Đàm Di được biết đến là một người có tấm lòng, mặc dù là vừa dữ chức mẹ kế và là gì ruột của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong một dịp khi Đức Phật về thăm lại quê hương thì bà đã chuẩn bị lễ vật dâng lên Đức Phật.

Xem các mẫu Tượng Đá Phật Di Lặc: https://kimtuthap.vn/san-pham/phat-di-lac/

Vật phẩm chính là 3 tấm y được chính tay bà làm, từ công đoạt trồng nguyên liệu cho tới khi hoàn thành đều được làm vô cùng cẩn trọng, rồi lại được ủ thơm.

Điều làm lên sự quý giá của 3 tam y đó chính là tự tay làm ra, hoan hỷ vui mừng khi ươm trồng, và tự tay làm ra khu thu hái, kéo sợi, mang đến cúng dường.

Thọ ký về sự ra đời của Phật Di Lặc:

Hiểu được tấm lòng của ba, sẵn có chiếc bát bên cạnh thì Đức Thế Tôn dã cầm lên và chú nguyện, rồi đưa cái bát hất trên trên không rồi biến mất. Sau ngài nói: Ở noi này, vị Tỳ Khưu nào có thần thông lực, có đại thần thông lực, hãy đi tìm kiếm giúp ta cái bát ấy rồi mang về đây cho Như Lai.

Tất cả mọi vị ở đây đều tìm không ra. Lúc đó Đức Thế Tôn mới nói: này Ajita, vị tân Tỳ Khưu bất đắc di nhận bộ tam y quý báu, ông có thể cầu may hoặc do phước của ông, đi tìm cái bát của Như Lai thể xem thế nào.

Ông Tỳ Kheo Ajita vô cùng bất ngờ, liên sinh tâm hỷ lạc chưa từng có mà hát lên lời đại nguyện: Nếu tôi xuất gia theo giáo pháp của Đức Thế Tôn, mà vì lý do kiếm tìm hỷ mãn tứ sự, tham cầu hỷ dắc danh vọng, lợi dưỡng, thì xi cho cái bát đừng trở lại tay tôi. Nhược bằng, tôi xuất gia có tâm thành tín, trong sạch, cần cầu nỗ lực tấn tu phạm hạnh, múc đích diệt trừ tham sân phiền não, chứng đắc đạo quả vô thượng, độ mình, độ người, thì xin cho cái bát hãy rơi xuống tay tôi.

Mới vừa phát nguyện thì chiếc bát đã nằm trong tay của vị Tỳ Khưu này, lúc ấy Đức Phật thọ ký: Vị tân Tỳ Khưu Ajita trẻ tuổi này, mai sau sẽ là một vị Phật, một đức Chánh Đẳng Giác oai lực vô song, có ngoại hiệu là Metteyya tức Đức Phật Di Lặc. Như vậy là di mẫu không những vừa cúng dường bộ tam y quý giá lên Tăng, mà còn cúng dường lên một vị Phật hậu lai nữa.

Đức Phật Di Lặc xuất hiện:

Khi Đức Phật nhập niết bàn thì giáp pháp của ngài được truyền bá lan rộng khắp mọi nơi, tuy nhiên giáo pháp này cũng chỉ tồn tại trong một khoảng nào đó rồi lại bị lãng quên. Đến một giai đoạn nào đó thì con người tới tám vạn tuổi thì Đức Phật Di Lặc mới ra đời.

Lúc bấy giờ tại đất nước Ketumati vô cùng giàu có, hưng thịnh, xa hoa. Trong cung trời Đao Lợi một vị thiên tử được đưa xuống làm con của vua, với tên gọi là Sankha.

Sau này Sankha lên làm người đứng đầu, ông sẽ dạy mọi người thiện pháp, bản thân cũng thường thọ trì bát quan trai giới.

Đại Bồ Tát lúc này đang ở cung trời Đâu Suất xuống làm người ở nhân gian trong gia đình của quốc sư, được đặt tên là Vatthana. Khi đã lớn thì cũng xuất gia theo đạo. Lúc đang ngồi phía dưới cây mù u bảy ngày, Đại Bồ Tát đắc quả Chánh Đẳng Giác, đây được xem là vị Phật sau Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hiệu Metteyya, hay gọi là Đức Phật Di Lặc.

Có thể nói rằng chính Đức Phật đã đưa ra lời nhắc về vị Phật tương lai, Đức Phật Thích Ca đã xác định nhân – duyên – quả rất rõ ràng, đối với di mẫu Kiều Đàm Di thì tâm tử nghe được lại vui mừng một cách trọn vẹn.

Thông qua truyền thuyết về Đức Phật huyền ký về vị Phật trong tương lai, đó là nhắc đến Phật Di Lặc, thì chắc bạn có thể hiểu được một phần về sự ra đời của đức Phật Di Lặc, cùng với con đường truyền pháp giảng đạo của người. Cũng chính vì thế mà tượng Phật Di Lặc, cùng với việc cúng dường và tri kiến sự ra đời của Đức Phật Di Lặc mới nhận được sự quan tâm của chúng ta, dù ai muốn đi trên con đường tu học thì đều không được bỏ qua pháp giáo từ Đức Phật Di Lặc.