Câu chuyện về Phật Di Lặc - Đá Thạch Anh Kim Tự Tháp Câu chuyện về Phật Di Lặc - Đá Thạch Anh Kim Tự Tháp

Câu chuyện về Phật Di Lặc

Câu chuyện về Phật Di Lặc

Từ khi có sự xuất hiện của Phật Giáo ở trên khắp mọi nơi thế giới, thì Đức Phật Di Lặc được nhắc tới với hình ảnh của một vị Phật của tương lai, một vị Bồ Tát được tôn thờ trong truyền thống của Phật Giáo, đồng thời còn xuất hiện nhiều trong kinh điển.

Danh hiệu của Đức Phật Di Lặc khá quen thuộc với mọi người, nhưng bạn có hiểu rõ về cái tên này hay không, có thể hiểu với ý nghĩa là Từ Thị và A Dật Đa, dựa trên truyền thống bộ phái và truyền thống Đại Thừa.

Theo kinh Chuyển Luân Vương Tu hành có nói rằng: trong lúc nhân loại sống tám vạn tuổi, con gái đến năm trăm tuổi mới gả chồng và có chín thứ bệnh. Vào thời điểm ấy thì có Đức Phật ra đời hiệu là Di Lặc Như Lai.

Cũng trong huyền ký này cũng có thêm một số thông tin khác: sau khi nghe Đức Thế Tôn huyền ký về sự xuất hiện của một Chuyển luân vương tên Loa, lúc ấy trong hội chúng có một vị Tỷ Kheo tên A Di Đá đứng dậy bạch Phật, ông muốn trong tương lai ông sẽ là vị Chuyển luân vương đó. Bạch Thế Tôn một thời gian dài ở vị lai, lúc con người thọ đến tám vạn tuổi, con sẽ có thể được làm vua, hiệu là Loa, là Chuyển luân vương.

Xem các mẫu Tượng Đá Phật Di Lặc: https://kimtuthap.vn/san-pham/phat-di-lac/

Phật di lạc thạch anh trắng tại KIm tự tháp

Nhưng mong ước này bị Phật khiển trách: người là kẻ ngu si, chỉ nên chết thêm 1 lần sao lại mong 1 lần tái sanh nữa. Sau đó Phật lại huyền ký về sự xuất hiện của vị Phật tương lai hiệu Di Lặc, trong triều đại Loa Chuyển luôn vương. Lúc ấy thì tôn giả Di Lặc cũng hiện diện trong hội chúng đứng dậy chắp tay bạch với Phật và phát nguyện sẽ là vị Phật được huyền ký đó.

Đối với danh hiệu A Dật Đa của Đức Phật Di Lặc thì các truyền thống được ghi lại không có sự tương đồng với nhau, theo mỗi thứ tiếng thì lại có sự thay đổi, trong đó được dịch là Vô Thắng – Vô Năng Thắng – Vô Tam Độc – Thiên Thắng.

Theo như những gì được trình bày ở trên thì Đức Phật Di Lặc mặc dù có tên khác là A Dật Đa và Di Lặc lại dùng để ám chỉ hai đệ tử khác nhau của Đức Phật. Theo Phật Giáo Đại Thừa thì lại thống nhất hai vị này thành một. Do đó dựa trên truyền thống Đại Thừa Phật Giáo thì A Dật Đa là tên chữ của Bồ Tát Di Lặc.

Xem các mẫu Mặt Dây Chuyền Phật Di Lặc: https://kimtuthap.vn/san-pham/mat-day-chuyen-phat-di-lac/

Đức Phật Di Lặc giảng dạy về Thiện Tài phát Bồ Đề Tâm, đây là chí nguyện nóng bỏng của một chúng sinh tự thấy mình đang sống trong cảnh tăm tối, giữa đọa đầy khổ nhục, mong tìm được một con đường sáng không chỉ để giải thoát bản thân khỏi những đe dọa áp bức mà còn để giải thoát cho tất cả những người có cùng cảnh ngộ với mình.

Bồ Đề tâm cũng là ý chí kiên cường bất khuất của một người bị cột trói trên ngọn lửa rực cháy, bị chà đạp dưới các sức mạnh tàn khốc của tham vọng điên cuồng do chính ta và của cả một tập thể ma quái xung quanh chúng ta.

Không có tâm Bồ Đề thì không có ý chí giác ngộ, thì quả vị Phật thừa không thể kỳ vọng được, cũng không hơn một tiếng nói suông của một người mê sảng trong giấc ngủ ban ngày và sự an lạc và giải thoát trong hiện tại chỉ là một miền đất hứa xa xôi.

Bình luận

comments


Bạn cần hỗ trợ?
1