Tư Vấn

Cấu tạo bể lọc nước dùng lớp Cát Thạch Anh tự nhiên – nhà Ngoại ngày xưa!

Tôi còn nhớ rất rõ cái bể lọc nước được đặt sát cái giếng ở nhà Ngoại tội ngày xưa, lúc bà còn sống… Mỗi lần cần uống nước cậu dì tôi lại mang một cái ca nhựa ra để dưới vòi, kéo một gàu nước giếng trong đổ vào bể. Đợi một chút là dòng nước lọc chảy ra đầy ca nước – cứ thế mà uống. Từ năm này qua năm khác. Sau này, khi có nước máy và nước giếng khoan thì cái giếng được lấp lại và cả cái bể lọc nước cũng không còn.

Trong trí nhớ của tôi, cái bể lọc này được xây bằng gạch thẻ đỏ, cao khoảng 1 m, rộng khoảng 50 x 50 cm. Đổ vào đó là than, cát – nghe nói vậy. Cũng lâu quá rồi, bây giờ cùng KTT tìm hiểu về Bể Lọc Nước và các lớp Cát tự nhiên được sử dụng nhé!

Bể Lọc nước truyền thống

Trong đời sống sinh hoạt thường ngày thì nước đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là nước dùng để uống, phải đảm bảo sạch sẽ an toàn khi sử dụng. Chính vì thế mà hệ thống lọc nước rất được ưa chuộng sử dụng trong mọi gia đình.

Đời sống phát triển thì hệ thống lọc nước càng được cải thiện nhiều hơn, tuy nhiên thành phần sử dụng bên trong không có nhiều sự thay đổi, nhất là Cát Thạch Anh được xem là thành phần chuyên dụng không thể bỏ qua.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Cát Thạch Anh là nguyên liệu chính của Bể Lọc

Tổng quan về hệ thống lọc nước:

Bên cạnh máy lọc nước hiện đại thì chúng ta cũng có thể làm bể lọc nước theo phương pháp thủ công được người đi trước để lại. Đơn giản là dùng nhiều lớp cát, sỏi, than, đá phù hợp để lọc sạch nước giếng hoặc nước mưa.

Cấu tạo chung:

Đầu tiên là phải có một bể chứa nguyên liệu dùng để lọc và nước. Sau đó là tổng hợp nhiều lớp vật liệu lọc như: Cát Thạch Anh – đá đen – cát mangan – than hoạt tính – sỏi – cát vàng – …

Với phương pháp này vừa đáp ứng được hiệu quả, lại vừa tiện ích, dễ thực hiện, thành phần dễ kiếm, giá rẻ.

Tác dụng của các lớp soi trong bể lọc nước:

Lớp than hoạt tính dùng để khử mùi hôi, hút chất lơ lửng độc hại, khử màu.

Sỏi Thạch Anh: nâng đỡ, lọc sạch, phá hủy kết tủa trong nước.

Cát vàng: tăng độ trong cho nước, kháng khuẩn.

Cát mangan: loại bỏ nhiếm sắt trong nước, khử mangae và kết tủa.

Cát đen: loại bỏ nước nhiễm phèn, nhiễm sắt ở tình trạng nặng.

Cát Thạch Anh: nhiễm asen độc hại, đẩy nhanh thời gian lọc, loại bỏ cặn bẩn.

Nên dùng loại Cát Thạch Anh xay nhỏ

Tìm hiểu về vai trò của Cát Thạch Anh trong bể lọc nước:

Thạch Anh là một nguyên liệu không thể thiếu trong bể lọc nước từ xưa đến nay. Thông qua cấu tạo đặc biệt nên có thể loại bỏ chất bẩn – chất độc – làm trong nước.

Thành phần chính là silic, Oxy, cùng với một vài tạp chất khác với tỷ lệ rất ít. Thạch Anh được khai thác với số lượng lớn trong tự nhiên không tính biến thể quý hếm, độ cứng cao, kháng khuẩn, không bị ăn mòn, an toàn.

Dùng Đá Thạch Anh trong bể nước sẽ mang lại nhiều lợi ích tốt. Chẳng hạn như Thạch Anh sẽ có tạo phản ứng hóa học đối với thành phần của nước, do vậy chất lượng nước được đảm bảo. Hiệu quả lọc sạch nước cao.

Cát Thạch Anh hoạt động bằng cách giữ lại các chất chuyển động lơ lửng trong nước, không kết tủa trong nước.

Để Thạch Anh phát huy hiệu quả lọc nước thì chúng ta phải đặt nguyên liệu ở lớp đầu tiên, độ dày khoảng 0.2m, trước đó đều phải được rửa sạch.

Đá Quý Kim Tự Tháp chuyên cung cấp các loại Thạch Anh tự nhiên

Thiết kế bể lọc nước dùng Cát Thạch Anh đơn giản tại nhà:

Chuẩn bị:

Để đặt được nguyên liệu lọc nước và nước vào bên trong thì chúng ta cần chuẩn bị một cái bể lọc nước, tùy thuộc vào từng gia đình mà kích thước bể to nhỏ khác nhau.

Tiếp đến là chuẩn bị: ống lọc, van xả căn, bể chứa nước sach, cát vàng và đen, than hoạt tính, cát Thạch Anh, sỏi Thạch Anh, cát mangan.

Thực hiện:

Lớp đầu tiên: lớp sỏi Thạch Anh kích thước lớn, lót xuống phần đáy thường được gọi là lớp sỏi đỡ, độ dạy từ 10cm đến 15cm. Ở giữa hớp sỏi Thạch Anh sẽ đặt thêm phần ống lọc để đưa nước ra bể nước sạch bên ngoài.

Lớp thứ hai là Cát Thạch Anh khoảng 20cm.

Lớp thứ ba là cát mangan dày từ 15cm đến 20cm.

Lớp thứ tư là than hoạt tính dày từ 20cm đến 30cm.

Lớp thứ năm là cát Thạch Anh dày 10cm.

Lớp thứ sáu là cát vàng dày 10cm.

Lớp thứ bảy là cát đen dày 10cm.

Sau khi rải xong các lớp nguyên liệu lọc cần gắn phái trên một van dùng để xả căn sau một thời gian lọc nước.

Cuối cùng là đưa nước cần lọc vào bể, có thể là nước giếng hoặc nước mưa, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của gia đình.

Thạch Anh Vụn có khả năng thanh lọc rất tốt

Chú ý phần nguyên liệu lọc cần có độ dày chiếm 70% diện tích bể lọc nước, điều này giúp nước được lọc sạch hơn. Nguồn nước đưa vào nên dùng vòi phun sen từ trên xuống.

Các nguyên liệu lọc phải đảm bảo chất lượng, đạt chuẩn, được làm sạch sẽ.