Đá Hoàng Long

Chi tiết về Đá Hoàng Long phong thủy

Bắt đầu đi từ nguồn gốc xuất xứ thì Đá Hoàng Long được biết đến là từ đất nước Trung Quốc, trong đó nổi bật lên là nhiều sản phẩm được làm từ loại đá này, chẳng hạn như Đá Hoàng Long chế tác ta tượng Phật Di Lặc – non bộ – bể cá – sản phẩm liên quan tới phong thủy, ở một số nơi bạn còn thấy Đá Hoàng Long được chế tác thành ghế ngồi.

Có thể bạn đã nghe nói về Đá Hoàng Long là loại đá có giá trị về mặt kinh tế là khá đắt đỏ, thế nhưng bên cạnh đó vẫn còn lý do khác hình thành lên giá trị cao như vậy.

Tổng quát về Đá Hoàng Long:

Đá Hoàng Long còn được gọi theo nhóm là Ngọc với tên cụ thể hơn là Ngọc Rồng, với màu sắc vàng đẹp mắt, độ cứng nằm ở mức trung bình, độ trong suốt cao, tồn tại với nhiều màu sắc, tuy nhiên màu nhiều nhất vẫn là màu vàng, vì thế mới được gọi là Ngọc Hoàng Long. Ở thời điểm hiện tại thì loại đá này vẫn được đánh giá cao.

Đá Ngọc Hoàng Long

Khi bạn sử dụng Đá Hoàng Long thì có thể ở hai dạng, một là dạng đá thô chưa qua chế tác, thứ hai là dạng Đá Hoàng Long đã được chạm khắc theo một hình dáng nào đó.

Khoảng năm 2004 thì các nhà khoa học đã tìm thấy được Đá Hoàng Long tại Vân Nam Trung Quốc, với màu vàng đỏ – màu trắng sữa – màu trắng lục lam – màu đen – màu xám – màu xanh lục. Được nhận định là Đá Hoàng Long vàng như vàng – đỏ như máu – trắng như băng – đen như mực.

Tuy nhiên đối với mỗi màu như vậy thì sẽ được xác định trên một giải màu, ví dụ như Đá Hoàng Long vàng, thì có thể mang sắc thái là màu vàng giống với kim loại vàng, hoặc vàng của mật ong, hay vàng như lòng đỏ quả trứng, màu vàng cam, vàng nhạt, … Còn với màu đỏ thì có thể là đỏ hồng, đỏ nhạt, đỏ nước, đỏ giống máu gà, … Riêng với loại Đá Hoàng Long màu trắng thì có màu trắng như tuyết – trắng như băng.

Mặc dù được biết đến khá lâu, tuy nhiên mãi tới nhiều năm gần đây thì các nhà chuyên môn mới xếp chúng vào danh sách trang sức và ngọc bích quốc gia, một trong số viên ngọc tự nhiên quý giá.

Cấu tạo chi tiết của Đá Hoàng Long:

Đi vào thành phần hóa học của Đá Hoàng Long thì phần lớn là sillica muscovite, ngoài ra còn một số thành phần khác với tỷ lệ ít như sắt – nhôm – mangan – một số nguyên tố kim loại – nhiều nguyên tố vi lượng khác.

Đá Hoàng Long không phải là một dạng tinh thể đơn lẻ, mà là một đa tinh thể có cấu tạo phức tạp hơn, độ cứng cũng khá cao đạt khoảng 5 đến 7 độ Mohs.

Đối với những người thích sưu tập đá thạch, thì có thể nói Đá Hoàng Long xếp vào một trong ba loại đá quý nhất. Chất lượng cao, đứng sau ngọc Tân Cương và Ngọc Bích Burma. Được dùng làm vật trang trí hoặc dùng để đầu tư lấy lợi nhuận.

Chúng ta sử dụng Đá Hoàng Long ở dạng đồ trang sức cao cấp, đồ thủ công bằng tay, đồ trang trí, dùng trong một số nghi lễ thời xa xưa.

Để nói về đặc điểm của Đá Hoàng Long, thì bạn có thể xác định rằng, Đá Hoàng Long có độ cứng cao, dẻo dai, màu sắc đa dạng, kết cấu dày đặc, ánh sáng đẹp mắt như ánh gelatin, tính thấm tuyệt vời.

Trong văn hóa Trung Quốc:

Đối với người Trung Quốc, Đá Hoàng Long có màu vàng, màu đỏ, màu trắng, màu đen, … nhưng màu vàng được xem là có giá trị cao nhất, thể hiện được màu của sự cao quý và bí ẩn, được sử dụng riêng cho hoàng tộc và tôn giáo.

Dựa trên nhiều đánh giá thì Đá Hoàng Long được xem như một loại ngọc có chất lượng cao, độ cứng cao, có kết cấu vô cùng tinh tế, trong suốt, kết hợp được sự giàu có, một viên ngọc đẹp trùng với màu sắc của hoàng gia.

Với một quá trình chế tác nghệ thuật từ con người, Đá Hoàng Long sẽ được đánh bóng, nâng cao hơn cho vẻ đẹp tự nhiên.

Nhận biết về Đá Hoàng Long:

Do là khoáng chất được tạo thành từ Cryptocrystalline gồm cố silicon dioxide, cùng với sắt, mangan, nhôm, kim loại, … nên chúng ta sẽ dựa vào thành phần này để xác định độ chính xác.

Phân loại Đá Hoàng Long dựa trên màu sắc:

Tức là dựa vào màu sắc để phân biệt, trong đó có một màu sắc đặc trưng cho Đá Hoàng Long như sau: màu vàng, đỏ, trắng, đen, tím, xanh lá cây, màu giống ngọ bích, …

Loại màu vàng thì có vàng hoàng đế, vàng sáng, vàng đất, vàng cam, …

Với màu đỏ có đỏ gà, đỏ tươi, …

Đối với một số người thì phân loại Đá Hoàng Long có màu đen biểu bì, màu bạc mạ vàng, ngọc bích nhiều màu, …