Sách Phong Thủy và Sự Nghiệp (bí quyết chấn hưng sự nghiệp)

02. La bàn phong thủy tầm long mạch, định cát hung

La bàn phong thủy là dụng cụ quan trọng nhất của các nhà Phong thủy. Dùng La bàn có thể tầm long, định hung cát thế đất. Chính giữa la bàn gắn một kim nam châm có trụ quay. Phần dưới kim là các vòng trong đồng tâm và những tia đi qua trục kim nam châm ghi phương vị. Trong các vòng tròn (thường là ba vòng) thì vòng trong cùng à vòng địa bàn, vòng giữa là vòng nhân bàn và vòng ngoài cùng là vòng thiên bàn. La kinh có thể có tới 13 vòng.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Nếu chỉ có ba vòng thì vòng thiên bàn dùng xem hướng nước tụ, nước chảy. Vòng địa bàn để ấn định long mạch. Vòng nhân bàn để luận sự tốt xấu của các gò đồng (mà phong thủy gọi là các sa). Vòng tròn được chia thành 24 ô, mỗi ô ứng với 150 (sơn hướng).

Nếu lấy vòng tròn địa bàn làm gốc thì vòng thiên bàn lệch về phải nửa ô và vòng nhân bàn lệch về phía trái nửa ô.

Tại tâm thường làm một vòng nhỏ, chia thành hình âm, dương. Nhận thức là Thái cực sinh lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh Tứ tượng. Tứ tượng là Thái dương, Thái âm, Thiếu dương, Thiếu âm. Đó cũng chính là bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Vào thời Tần cách xác định phương vị như sau: Khi đi, trước mặt là Chu Tước, sau lưng là Huyền Vũ, còn bên tả là Thanh Long thì bên hữu là Bạch Hổ. Điều này có nghĩa là trước mặt là Nam thì sau lưng là Bắc, bên trái là Đông thì bên phải là Tây.

Chính Bắc ghi chữ Tý, chính Nam ghi chữ Ngọ, chính Đông ghi chữ Mão, chính Tây ghi chữ Dậu tạo thành trục Tý – Ngọ – Mão – Dậu. Kể theo chiều kim đồng hồ thì lần lượt là 24 ô như sau: Mão, Ất, Thìn, Tốn, Tỵ, Bính, Ngọ, Đinh, Mùi, Khôn, Thân, Canh, Dậu, Tân, Tuất, Càn, Hợi, Nhâm, Tý, Quý,

Sửu, Cấn, Dần, Giáp.

Để định cát – hung thửa đất hay ngôi nhà, người xưa thường đứng trước miếng đất 7 bước và quan sát phương hướng trên La Bàn.

Nếu phương Nam là Hoả mà thế đất lại nhọn khác nào như lửa gặp lửa, theo phong thuỷ thì ở đất ấy hay gặp điều kiện tụng tranh chấp. Phương Tây của miếng đất đới Tượng xem xét là Kim mà thế tròn (Kim) thì gia chủ sẽ giàu có, thịnh vượng (kim vượng). Phía đông nhà là hướng Mộc lại có thế đất dài là Mộc thì Mộc Mộc tương sinh, trai gái trong nhà giàu sang phú quý.

Ngoài ra quan hệ giữa Thiên, Địa, Nhân còn có quy ước: Tỷ là Nhân huyệt, Cấn là Quý môn, Tốn là Địa hộ, Bính là Địa huyệt, Khôn là Nhân môn, Canh là Thiên huyệt, Càn là Thiên môn.

Trong quá trình xem xét phương vị thì dùng Tiên thiên Bát quái của Phục Hy để phối hợp Âm Dương và Hữu Thiên bát quái của Văn Vương để xếp các Hào Tượng.

Ra đến địa hình cụ thể, nếu khu đất có thế bằng phẳng là Dương, còn gò đống nổi cao lại là Âm. Đất Sơn Cước cương dũng nên chọn làm nhà, đặt mộ ở nơi có mạch nhỏ (long gẩy). Đất bình dương bằng phẳng nên chọn vị trí cao để toạ lạc (khởi đột). Khu đất được coi là đẹp khi bên trái có thanh long (mạch nước). Bên phải có bạch hổ (đường dài), thế đất đằng trước có ao đầm toả rộng (chu tước), đằng sau có gò tròn tựa lưng (huyền vũ). Long là Dương, Hố là Âm. Long Hổ tương nhượng thì gia đinh hoà thuận, trai gái sum vầy.

Núi chủ tĩnh (đứng yên) là Âm thì nước chảy (chủ động) là Dương. Thế đất đẹp là đất có chủ tĩnh quay đầu như động. Nước chủ động lững lờ là lỡ rộng như chảy, như không, lưu luyến dùng dằng. Núi và nước hiền hoà bên nhau, Cặp kè với nhau bảo vệ nhau, nuôi dưỡng nhau là thế đất đẹp. Kiểu luận

Lý như thế là dựa vào cơ sở trong Dương có Âm, trong Âm có Dương. Điều hoà Âm Dương là điều quan trọng. Luận Âm Dương rồi toán ngũ Hành sao cho mọi suy tính không trùng điều xấu

Chọn các thế đất, cách chọn hướng, suy cho cùng sau khi loại bỏ những yếu tố thần bí và mê tín thì đó là phương pháp khảo sát thực địa hợp với điều kiện địa hình, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, vi khí hậu cho môi trường sống được thoả đáng.

Thuật phong thuỷ nghiên cứu những vận động tự nhiên của môi trường sống của con người để mưu cầu sự tiện nghi trong cuộc sống gắn liền với thiên nhiên. Gặp hướng nghịch thì dùng giải pháp che nắng, chắn gió. Quá nóng bức quá thì trồng cây điều hoà.

Chuyện lưu truyền khi Quản Lộ (đời Tam Quốc) đi về phía Tây gặp mộ Vô Hưu Kiệm thì than thở, không vui mà nhận xét: “Cây cối tuy nhiều mà từ lâu không có bóng, bia mộ lời ghi hoa mỹ nhưng không có hậu để giữ gìn, huyền vũ khuất mất đầu, thanh long không có chân, bạch hổ đang ngậm xác chết, chu tước đang rên rỉ, mối nguy đã phục khắp bốn bề, họa diệt tộc ắt là sắp đến, không quá hai năm đã ứng nghiệm”.

Quách Phác trong “Táng Kinh” dặn rằng: Huyệt mộ (âm trạch) hay nhà ở ( Dương trạch) phải có Thanh Long bên trái, Bạch Hổ bên phái, Chu Tước đằng trước, Huyền Vũ đằng sau. Muốn được mồ yên mả đẹp Huyền Vũ phải cúi đẩu, Chu Tước dang cánh, Thanh Long uốn khúc, Bạch Hổ quy thuận. Khi nhìn thế đất đống thời phải nhìn màu đất. Thảm đàn tế xã tắc ở công viên Trung Sơn Bắc Kinh thì thấy phương Đông Thanh Long, đất màu xanh cây cỏ, phương Tây Bạch Hổ màu đất trắng bạc, phương nam Chu Tước đất đỏ màu hồng, phương bắc Huyền Vũ đất có màu đen. Giữa đàn cúng, đất màu vàng tượng trưng cho người. Quả là thế đất tuyệt đẹp.