Sách Phong Thủy và Sự Nghiệp (bí quyết chấn hưng sự nghiệp)

03. Phương hướng của Bát Quái

Tứ tượng sinh Bát quái, ngoài tứ tượng đã có lặp lại trong Bát quái còn thêm bốn hướng của bát quái là: Càn, Khôn, Cấn, Tốn. Đó chính là các hướng Tây Bắc, Tây Nam, Đông Nam, Đông Bắc.

Như thế phương Đông có Giáp, Mão, Ất. Đông Nam có Thìn, Tốn, Tỵ. Nam có Bính, Ngọ, Đinh. Tây Nam có Mùi, Khôn, Thân. Tây có Canh, Dậu, Tân. Tây Bắc có Tuất, Càn, Hợi. Bắc có Nhâm, Tý, Quý. Đông Bắc có Sửu, Cấn, Dần.

Các hướng thuộc địa chi là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi (12 hướng địa chi). Tám hướng thuộc thập can là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý (bỏ Mậu, Kỷ trong thập can).

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Đá Thạch anh vụn trắng rải nền nhà, rải mộ phần

Các hướng xếp đối xứng gọi là bát sơn đối diện gồm: Càn – Tốn, Khảm – Ly, Cấn – Khôn, Chấn – Đoài. Bắc thuộc Khảm, Đông thuộc Chấn, Nam thuộc Ly, Tây thuộc Đoài.

Phân vị theo ngũ hành thì chính giữa là hành Thổ, Bắc thuộc hành Thủy, Đông thuộc hành Mộc, Nam thuộc hành Hỏa, Tây hành Kim. Còn cách gọi khác: Thủy là Nhuận hạ, Hỏa là Viên thượng, Mộc là Khúc trực, Kim là Tòng cách, Thổ là Gia tường.

Theo Hồng Vũ cấm thư luận về Ngũ hành tương ngộ thì thủy giao thủy nam nữ tất dâm. Phương Bắc thuộc Thủy. Nếu có nước thâm nhập từ phương Bắc vào khu đất ta ở hay mộ phần thì con cái không ổn thỏa. Nếu dựng nhà quay mặt hướng Nam thì sau nhà là huyền vũ. Huyền vũ phải là thế đất nhô cao, có gò thoải mới thuận mới đẹp. Gò thoải là thế huyền vũ cúi đầu. Nếu sau nhà là đầm nước hoặc vách núi dựng thì có khác gì huyền vũ mất đầu mà Quản Lộ chê bai ở trên.

Đời nay biết mà xem người xưa mưu cẩu tiện nghi cuộc sống ra sao. Thực ra, người xưa chế ra thuật phong thuỷ cũng chỉ là cách tìm hiểu thiên nhiên và sự vận động của thiên nhiên rồi hạn chế tác động tiêu cực của thiên nhiên để chung sống với môi trường sao có lợi cho con người. Nếu loại bỏ. những điều mê tín, lợi dụng phong thuỷ loè bịp thiên hạ để kiếm cơm thì phong thuỷ thực sự là môn khoa học đời sống.

Phương vị theo ngũ hành thì chính giữa là hành Thổ, Bắc thuộc hành Thuỷ, Đông thuộc hành Mộc, Nam hành Hoả, Tây hành Kim. Còn cách gọi khác: Thuỷ là nhuận hạ, Hoả là Viên thượng, Mộc là Khúc trực, Kim là Tòng cách, Thổ la Gia tường Đó là Chính – Ngũ – Hành.

Như hình này thì Thổ không ở các phương mà nằm ngay chính giữa. Thuật phong thuỷ chú ý đến toạ sơn, hướng thượng, thực tế ngũ hành chỉ sử dụng từ hành cho nên còn có tên của ngũ hành là tứ kinh ngũ hành.

Dần, Ngọ, Tuất hợp thành nhóm Hoả. Tỵ, Dậu, Sửu hợp thành nhóm Kim. Thân ,Tý, Thìn hợp thành nhóm Thuỷ. Tân, Mão, Mùi hợp thành nhóm Mộc. Mỗi nhóm có ba phương sinh, vượng, mộ hợp thành nên gọi là tam hợp ngũ hành.

Bát quái ngũ hành phân biệt khác với chính ngũ hành và các loại ngũ hành khác. Bát quái ngũ hành chủ trương lấy hình thể ghép thành cụm mà luận ngũ hành. Bát quái là Càn, Khôn, Chấn, Cấn, Ly, Khảm, Đoài, Tốn.

Theo đồ tiên thiên bát quải thì Càn ở Nam, Khôn ở Bắc, Ly ở Đông, Khảm ở Tây, Đoài ở Đông Nam, Chấn ở Đông Bắc, Tốn ở Tây Nam và Cấn ở Tây Bắc. Đến hậu thiên Bát quái thị địa vị của tám quẻ hoàn toàn thay đổi.

Sự thay đổi này do luận lý Âm Dương giao hợp nên.

Tượng trưng của bát quái thì Càn là Trời, Khôn là Đất, Cấn là Núi, Khám là Nước, Đoài là Đầm nước, Ly là lửa, Chấn là Sấm và Tốn là Gió.

Bát quái chủ yếu dùng minh định phương vị. Chu Dịch chỉ rõ: Vạn vật ra đời từ Chân, Chân là phương Đông, bình tại Tốn, Tôn là Đông Nam, Ly là sáng sủa, vạn vật gặp nhau nên Ly là phương Nam. Thánh nhím quay mặt về phương Nam để xét việc thiên hạ. Khôn là Đất nuôi vạn vật. Đoài là giữa mùa Thu, là sở thuyết của vạn vật. Càn chi phương Tây Bắc, nơi âm dương sát kề nhau. Khảm là nước, là phương chính Bắc, là nơi quy tụ của vạn vật. Cẩn chỉ Đông Bắc, là nơi kết thúc cũng là nơi mở đầu của mọi việc.