Sách Phong Thủy và Sự Nghiệp (bí quyết chấn hưng sự nghiệp)

06. Huyền thoại long mạch Hoành sơn

Tam kiệt Tây Sơn trước khi khởi nghiệp đã chọn dãy núi Hoành sơn làm căn cứ và đạo quân tiên phong của hy gồm hầu hết người Thượng.

Những người Thượng cũng như người Kinh, tuyển mộ được bao nhiêu đều đem về hòn Ông Bình và Ông Nhạc để tập luyện. Dinh trại đều cất trong hai núi này. Nguyễn Nhạc trấn thủ một núi, Nguyễn Huệ trấn thủ một núi khác. Vì vậy về sau hai ngọn núi này mang tên Ông Nhạc, Ông Bình. Bình là tên chữ Nguyễn Huệ (Nguyễn Quang Bình). Đối với Nguyễn Huệ, người địa phương ít gọi tên húy, lúc nhỏ thì thường gọi là “chú Ba Thơm” (hoa Huệ có hương). Tên Nguyễn Quang Bình tuy đã đặt từ trước, nhưng mãi sau khi lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung, đánh đuổi quân Mãn Thanh rồi mới thấy xuất hiện trong sử sách. Sau khi vua Quang Trung thăng hà, miếu hiệu Thái tổ Vũ Hoàng đế, thì hòn Ông Bình được tôn xưng là hòn Thái tổ.

Từ hòn Ông Nhạc đến hòn Lãnh lương, núi chạy dọc, xiên xiên xuống hướng đông nam. Nhưng đến địa đầu thôn Trinh tường, núi lụi quay ngang ra hướng bắc, thành hòn Hoành Sơn, tức Núi Ngang, nằm theo hướng Tây Nam Đông Bắc. Núi Ông Bình ngó ngay xuống Hoành sơn và làm hậu tẩm cho Hoành sơn vậy. Hòn Hoành Sơn không cao (361 thước), nhưng dài và rộng. Phía Tây và phía Nam, dòng suối Đồng tre và chi lưu ôm sát bên chân quốc lộ 19 ở phía Bắc. Trước mặt, đồng Trinh Tường tiếp đồng Phú Phong, và bên chân một con đường hương lộ chạy từ Bắc vào Nam, hợp cùng quốc lộ 19 và hai nhánh suối Đồng Tre, thành một chữ NHẬT làm ranh giới cho núi. Chính Mộ của Nguyễn Phi Phúc, thân sinh của Tây Sơn tam kiệt, nằm trong hòn núi này (Hoành sơn)

Vì sao mộ thân sinh tam kiệt được đặt ở đây, truyền

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

rằng vào thời Cảnh Hưng triều Lê (1740-1786), trong khoảng Định vương Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777), có một thầy địa lý Trung hoa, tục gọi là thầy địa Tàu, thường ngày cứ đi đi lại lại trong vùng núi Tây Sơn. Thấy lạ, Nguyễn Nhạc đi theo rình mò. Một hôm ông thấy thầy địa đến Hoành sơn, dùng hai cây trúc cành lá xanh tốt và giống như nhau, đem cắm nơi triền phía Đông, một cây ngoài Bắc, một cây trong Nam, rồi bỏ đi tỏ vẻ đắc ý. Nhạc đồ rằng vùng Tây Sơn là một đại địa phát phúc, và thẩy địa Tàu chưa xác định chính xác huyệt tinh nên ông ta đã tìm cách thứ huyệt khí. Nguyễn Nhạc bèn lưu ý đến nơi trồng hai cây trúc và ngày ngày đến thăm chừng. Cách mấy hôm sau, cây trúc phía Bắc sống tươi tốt như lúc mới trồng, con cây phía Nam thì khô héo. Nguyễn Nhạc hết sức mừng, bèn nhổ cây khô đem cắm vào chỗ cây sống, và đem cây sống đến cắm chỗ cây khô.

Mười hôm sau, vừa 100 ngày từ khi trồng trúc, thầy địa Tàu lại tìm đến. Thây hai cây trúc đều chết, thầy Tàu nhún vai trề môi, bỏ đi. Có lẽ ông cho rằng vùng đất này chỉ là “ giả cuộc” mà thôi. Ngay lập tức Nguyễn Nhạc về nhà bốc mộ ông thân sinh đem táng nơi chân trúc phía Bắc.

Về câu chuyện này, lại có người kể rằng, Thầy địa Tàu vốn quen thân với Nguyễn Nhạc. Lúc đến vùng Tây Sơn “tìm long điểm huyệt”, thường tá túc nơi nhà họ Nguyễn, và chính Nguyễn Nhạc là người dẫn lộ cho thầy Tàu. Đi khắp cả vùng Tây Sơn, thầy địa chỉ chú ý đến hòn Hoành sơn. Thẩy đi qua đi lại không biết mấy lần, hết đặt địa bàn ở chỗ này lại đem đặt ở chỗ khác, ngắm nghía, tính toán, có vẻ đắc ý lắm đoạn thẩy bỏ đi đâu mất biệt. Hơn một năm sau thầy trở lại và cũng ghé nghỉ ngơi nhà Nguyễn Nhạc. Lần này ngoài chiếc địa bàn, thầy còn mang theo một chiếc tráp nhỏ, bọc trong một chiếc khăn điều.

Đoán biết rằng thấy Tàu đã tìm được “huyệt mả đại phát” nơi Hoành sơn nên về Tàu hốt cốt tiền nhân đem qua chôn, Nguyễn Nhạc bèn tìm cách đánh đổi. Nhưng làm sao đánh đổi được, vì thầy Tàu không khi nào rời chiếc tráp ra thậm chí cả những lúc “đi sông đi bãi”? Nghĩ ra một kế, Nhạc đóng một chiếc trắp giống hệt chiếc tráp của thầy địa, hốt cốt ông thân sinh mình vào, rồi dấu sẵn nơi chân Hoành sơn…

Đến ngày đã chọn, thầy Tàu lén mang chiếc trắp cùng địa bàn đi lên Họành sơn. Vừa đến chân núi thì bỗng có một con cọp tàu cau to lớn ở trong bụi, gầm lên một tiếng, nhảy ra. Thẩy Tàu hết hồn, quăng tráp và địa bàn mà chạy. Hồi lâu không thấy cọp đuổi theo, liền quay trở lại chỗ cũ. Thây chiếc tráp và địa bàn còn nằm lăn lóc đó, thầy mừng như chết đi sống lại, vội trực chỉ lên nơi long huyệt đã tìm ra Chôn cất xong thẩy hớn hở trở về Tàu, không ngờ rằng chiếc tráp thầy chôn vốn đựng di hài Nguyễn Phi Phúc.

Hai thuyết chỉ khác nhau ở chi tiết nhưng đều cho thấy mộ Nguyễn Phi Phúc (thân sinh Hoàng đế Quang Trung) đã chôn ở núi Hoành sơn. Song không ai biết đích xác ở chỗ nào. Chỉ nghe truyền rằng mộ gối đầu lên dãy núi phía Tây Nam và lấy hòn Hương sơn ở Kiên thạnh (Bình khê) làm nội án, hòn Mò O (An nhơn) làm ngoại án. Hai hòn này nằm xiên xiên hướng Đông Bắc hòn Hoành sơn.

Từ khi có mộ của Nguyễn Phi Phúc, hòn Hoành sơn được tôn là núi Thiếu Tổ. Sát chân núi Ngang phía Đông, khoảng giữa, nổi lên một trảng đất lum lum có dáng hơi cong cong. Đứng phía trước trông vào thì giống một ghế bành lớn, mà lưng và tay dựa là núi, mặt ghế là trảng đất. Trên trảng nằm song song hai nấm mộ bằng đá, hình chữ nhật. Về sau khi triệt phá triều đại Tây Sơn, Vua Gia long (Nguyễn Phúc Ánh) đã ngờ rằng đó là phần mộ của ông bà Nguyễn Phi Phúc, song thân ba vua Tây Sơn, nện truyền quan địa phương khai quật. Nhưng hài cốt không thấy đâu cả, mà chỉ thấy bốn chum dầu phụng đã lưng, trong mỗi chum có một ngọn đèn chong chóng đang cháy.

Ai cũng biết bốn chum dầu ấy do nhà Tây Sơn chôn, song không ai đoán ra mục đích để làm gì. Tuy nhiều người đều biết di hài của ông bà Nguyễn Phi Phúc táng tại Hoành sơn, nhưng cũng không một ai biết được chính xác nơi nào. Vua quan nhà Nguyễn đã ra công tìm kiếm hàng chục năm sau, nhưng dấu tích vẫn mờ mịt khói mây.

Có người bảo rằng ngọc cốt của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc cũng táng trong vùng Hoành sơn dựa theo chuyện “bạch mã hiện hình”. Nguyên vua Thái Đức có một con chiến mã, thân vóc cao lớn như ngựa Bắc thảo, lông trắng như tuyết, đuôi và kỳ mao mịn như tơ. Nhà vua yêu quí rất mực. Sau khi nhà vua băng hà, con bạch mã sổ chuồng chạy mất. Cách đó ít lâu, chiều chiều người vùng Hoành sơn thường trông thấy bóng ngựa trắng, đi lại thơ thẩn dưới chân núi, rồi đứng trên đỉnh hí vang não nùng. Mọi người đều tin rằng đó là con bạc mã, hoặc là hồn thiêng con bạch mã của vua Thái Đức. Ngựa Vốn là giống vật rất khôn và có nghĩa. Nhiễu con, chủ Chết bỏ ăn bỏ uống xa mả nằm chêt theo. Lắm con không Chết theo, nhưng thỉnh thoảng tìm đến thăm mả chủ, và cất tiếng hí thê lương. Vì vậy nhiều người đoán rằng lăng mộ vua Thái Đức táng nơi núi Ngang?

Các thầy địa lý Việt Nam cùng như Trung Hoa đến đây đều công nhận đất Hoành sơn là đại địa. Nơi đây có đủ nào bút nào nghiên, nào ấn nào kiếm, nào cổ nào chung, ở bên tả bên hữu. Trước mặt trên ba nổng gò, đã mọc giăng hàng giống như những toán quân đứng chầu chực. Và xa xa có hổ phục long bàn.

Ai đến đây cũng tự thấy: Bút đó là hòn Trung sơn ở bên Phú lạc, xa trông phảng phất như ngòi bút chép mây. Nghiên đó là hòn Hội sơn tục gọi là hòn Dũng, trong địa phận Trinh tường về phía nam, đứng đối trí cùng hòn Trung sơn ở phía bắc. Cũng như hòn Hoành sơn và hòn Trung sơn, hòn Hội sơn không cao lắm (491 m) nhưng trông đồ sộ, uy nghiêm. Trên núi có một vũng nước vừa rộng vừa sâu, quanh năm không bao giờ cạn. Người địa phương lên vỡ đất làm ruộng, đất tốt không kém dưới đồng bằng. Vì núi có vũng nước nên đám bình dân, gọi núi là hòn Vũng thay vì hòn Dũng. Vũng nước là nghiên mực của trời, nên đặt cho núi một tên nữa là Nghiên Sơn (Hòn Nghiên).

Hòn Nghiên và Hòn Bút năm bên hữu và bên tả hòn Hoành sơn, trông thật cân đối. Khách thơ ví von Hoành sơn như bức bình phong, còn hai hòn Bút Nghiên là hai trụ ba biểu đứng hai bên, hơi lấn ra phía trước một ít. Sát bên chân hòn Hoành sơn lại có hai hòn núi nhỏ đứng song song, giống hệt bộ chuông trống nho nhỏ để trước chiếc án thờ. Đó là Hòn Một và Hòn Giải. Cố nhân gọi hòn Một là Chung Sơn tức hòn Chuông, hòn Giải là Cổ Sơn tức hòn Trống.

Cổ nhân đặt tên không phải dựa vào vị trí, mà dựa vào hình dạng. Hòn Một trông phảng phất quả chuông đồng. Còn hòn Giải đứng ở phía Bắc trông vào thì dáng tròn tròn như cái trống. Nhưng đứng phía Đông mà ngó lại thấy hơi vuông vuông như một chiếc ấn. Vì vậy hòn Giải còn có tên nưa là Ấn Sơn tức hòn Ấn. Đặt cho hòn Giải tên Ấn sơn chẳng phải vì hình dáng mà còn vì ở phía Đông, nơi vùng Gò Sặt (Trinh tường) có một hòn núi thấp và dài gọi là hòn Kiếm Sơn tức hòn Kiếm. Có Kiếm thì phải có Ấn mới đủ đôi.

Truyền rằng, sau khi chôn mộ cha mình trên Hoành sơn ba anh em Nguyễn Nhạc cùng phát tướng. Mặt mày ai nấy đều sáng rỡ, học hành thông thái. Thầy giáo Hiến dạy ba anh em Nhạc vốn là người có biệt nhãn lại thông thạo về khoa tướng số, xem biết anh em Nguyễn Nhạc đã vượng thời nên mới đem câu sấm “’Tây khởi nghĩa, Bắc thu công” ra mà khuyên bảo. Từ đó ba anh em Nguyễn Nhạc rắp tâm mưu đỗ đại sự, chiêu tập hào kiệt, lấy dãy Hoành sơn làm căn cứ. Sau khi đại thắng 20 vạn quân Thanh tại gò Đống Đa, đuổi Tôn Sĩ Nghị chạy về Tàu mình không kịp mặc giáp, ngựa chưa thắng yên cương, Nguyên Huệ bắt đầu nuôi mộng lớn lấy lại đất Lưỡng Quảng, cầu hôn công chúa Vua Càn Long, tiếng tăm vang dội sang cả Trung Quốc.

Biết sự nghiệp nhà Tây Sơn đang thịnh, việc vị Hoàng đề quân sự kiệt xuất đang vạch kế hoạch đòi lại “Lưỡng Quảng”, triều đình nhà Thanh tỏ ra hết sức lo ngại.

Vị thầy địa lý người Tàu năm xưa cũng hết sức lo lắng. Ông bí mật lặn lội sang Việt Nam đến lại núi Hoành sơn để dò la thì quả nhiên ở cuộc đất năm xưa xuất hiện một ngôi mộ to lớn đẹp đẽ. Ông giật mình tái mặt khi đọc rõ dòng chữ trên tấm bia đá: “Hồ phi Phúc thân sinh tam kiệt Tây sơn”. Biết đây là ngôi mộ được linh khí Hoành sơn hun đúc đang phát, ông lo lắng suy nghĩ. Nghĩ đi nghĩ lại ông thầy Tàu nghĩ ra một kế phá hỏng long mạch Tây Sơn.

Một hôm ông giả đò một nhân sĩ Bắc Hà vào yết kiến Nhạc vương. Ông tham mưu cho Nguyễn Nhạc hãy lấp mấy ngọn phụ lưu Sông Côn ở phía Nam và đào thêm mấy nhánh khác ở phía Bắc để dẫn thủy vào ruộng cho nhân dân cày cấy làm ăn. Cho là một sáng kiến chấn hưng kinh tế, Nguyễn Nhạc tưởng thật cho thi hành. Khi những nhánh sông vừa đào xong, nước đổ vào chân núi Hoành, đùng một cái ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ băng hà hết sức bí ẩn. Ở trong Nam thì Nguyễn Ánh chiếm hết đất miền Nam rồi kéo quân ra đánh Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc chống không nối phải cầu cứu cháu là Nguyễn Quang Toản. Nguyễn Quang Toản thừa thế cướp thành Quy Nhơn rồi lại sáp nhập lãnh thổ của bác vào lãnh thổ của mình. Nguyễn Nhạc tức giận thổ huyết mà chết.

Nguyễn Huệ mất lúc 40 tuổi, làm vua được 5 năm. Con, Nguyễn Quang Toản 10 tuổi lên ngôi Thái sư. Bùi Khắc Tuyên chuyên quyền làm bậy, triều thần chia rẽ, tướng tá giết hại lẫn nhau. Nguyễn Nhạc làm vua được 16 năm, sau khi chết con là Nguyễn Bảo cũng bị Nguyễn Quang Toản giết. Từ đó, nhà Tây Sơn suy dần và đến năm 1802, bị Nguyễn Ánh tiêu diệt hoàn toàn, kết thúc một triều đại oanh liệt trong lịch sử.

Theo sử nhà Nguyễn, để xóa bỏ hoàn toàn hài cốt dòng họ Tây Sơn phòng hậu họa và tâng công với Triều Thanh, Nguyễn Ánh đã thi hành trả thù hết sức tàn bạo. Ông sai đào mộ Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc, tán hài cốt thành bột nhồi thuốc súng bắn và bỏ xương sọ vào vò, giam trong ngục tối. Người đời thương tiếc nhà Tây Sơn gọi là “Ông Vò”.

Nơi đặt lăng mộ của Quang Trung (trong thành Phú Xuân) cũng bị san phẳng, không cho để lại dấu tích, nên sau này có một số nhà nghiên cứu đã dày công tra cứu, khảo sát tìm tòi song không thể xác định được mộ vua Quang Trung ở địa điểm nào.