Sách Phong Thủy và Sự Nghiệp (bí quyết chấn hưng sự nghiệp)

07. Ba loại thầy phong thủy

Xem phong thủy không có la bàn thì không xác định được phương vị. Khi xem phong thủy tức xét lý khí của dương . âm trạch thực chất là tính toán từ trường (ảnh hưởng) của các sao cát hung đối với dương – âm trạch. Đây cũng là phần cốt yếu nhất, khó nhất trong phong thủy học. Đẩu tiên phong thủy học chú trọng “loan đẩu”, tức hình dáng thế đất, phương vị của dương âm trạch. Nhìn bề ngoài tưởng dễ đoán, nhưng đoán cát hung chính xác không phải các nhà phong thủy nào cũng làm được.

Nhà phong thủy giỏi có thể dựa vào lưu niên phi tinh và phương vị địa thế phong thủy để định cát hung, kết hợp với bát tự ngày sinh tháng đẻ của chủ nhà để kết luận từng trường hợp cụ thể. Nhà phong thủy hạng nhất có lòng nhân nghĩa, có thái độ lễ phép, có đức trí tín, sẵn sàng giúp đời giúp người, xây công đức để lại cho người.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Đá Thạch anh vụn ngũ sắc

Nhà phong thủy hạng hai bị lệ thuộc vào lý khí phong thủy, tuy có thể nhìn thấy họa phúc của con người, song không có năng lực cải tạo hóa giải, bảo vệ phong thủy. Loại người này gọi là “thuật sĩ”, đạo còn chưa thông, đức còn chưa đủ. Chỉ cần sơ suất bỏ qua một điều thì để lại di họa lâu dài cho chủ nhà.

Nhà phong thủy thứ ba, tâm bất chính, chỉ cầu danh lợi tiền của, dùng phong thủy là công cụ kiếm tiền. Loại này hại người vô cùng và vận số cũng ngắn. Những người này thường miệng nói thao thao bất tuyệt, hay dọa chủ nhà, dùng mánh khoẻ để lừa gia chủ lấy tiền, phần lớn phá hoại phong thủy nhà cửa, mộ phần của gia chủ.

Quận công cả họ

Phạm Doãn Ly là người xã Thái Bạt, huyện Bất Bạt thuở nhỏ nhà nghèo, còn mẹ già và một chị gái, gia sản chẳng có gì, thường sống bằng nghề cướp giật qua ngày. Một hôm đi đến xứ Dốc Ghề, thuộc xã Tòng Lệnh, gặp một cụ già vác một bọc nặng, đột nhiên nảy lòng thương. Ông lại gần thưa:

“Cụ tuổi già sức yếu mà mang nặng đường xa, lẽ nào người trẻ đi không lại để người già bạc đầu mang vác cho đành”. Nói rồi ông ghé vai xin được vác hộ.

Đi được một dặm thấy cụ già dừng lại ý muốn giấu lấy một vật gì cất trong ống, ông nhìn lại thì chỉ là một chiếc la bàn và một quyển sách nát, ông liền ngồi lại đợi cụ. Tới khi trời sắp tối, cụ già xin ông cho ngủ lại một đêm, ông thưa:

“Nhà cháu chỉ là một chiếc lều nhỏ, trong chỉ có một chiếc giường tre, không dám mời cụ vào nghỉ”. Cụ nói:

“Chỉ tạm một đêm thôi mà”. Bất đắc dĩ, ông phải đưa cụ về nhưng đành phải thưa thực:

“Nhà chẳng có gì ăn, kiếm được chút cám, gạo nào đã dành nuôi mẹ già và chị gái hết cả”. Nhưng Cụ giả lại bão:

“Anh nghèo nhưng là người nghĩa khí thủy chung. Tôi am hiểu lý học, có thuật tinh thông, muốn giúp anh một miếng đất “cứu bần”.

Nghe lời cụ già, ông liến bàn với mẹ rồi mang hài cốt của cha theo cụ già tìm cải táng. Lúc sắp chôn, cụ già hỏi:

“Anh muốn phát văn hay phát võ?”.

Ông thưa: “Nhà nghèo, khó theo được nghiệp nho, xin theo nghề võ”.

Cụ bảo: “Anh hãy quay về lấy nước giữa dòng, được nước sẽ chôn”.

Ông quay về nhưng khi trở ra thì cụ đã chôn xong, chỉ vào khoảng ruộng ấy, bảo: “Sau khi đã giàu thì cứ đấy mà nhận mả”,

Đó là một khoảnh đất chừng 2 mẫu. Ông chưa kịp nhận biết mà đặt ở chỗ nào thì không thấy cụ già đâu nữa. Vài tháng sau, mẹ và chị ông đều qua đời, còn một mình ông tha hồ ngang dọc. Do không chịu khuất phục bọn hào cường, nên họ ghét và đuổi ông đi. Bỏ làng, ông lên tỉnh làm phụ chăn ngựa. Hàng ngày thấy vô trường luyện tập thi đấu, ông ngẩm học thuộc các môn võ và sớm trở thành người tinh thông nghề võ. Gặp lúc họ Mạc tiếm quyền nhà Trần, ông theo Thế tổ đi đánh dẹp, nhiều lần lập được công lớn nên được phong chức “Tả phụ Quân công”.

Về sau, các con ông là Phạm Doãn Minh, Phạm Doãn Sinh, Phạm Doãn Phúc và các cháu ông là Phạm Doãn Đức, Phạm Doãn Hài đều được phong tước Quận công.

(Theo “Sơn Tây địa dư nhân vật toàn thư”, bản chép tay của Cao Xuân Dục viết năm 1883).

Một họ là khoa bảng

Cụ thượng tổ họ Vương ở xã Hương Ngải (Thạch Thất) hiệu là Phúc Tiến, xưa vốn nhà nghèo, làm người cày ruộng.

Một hôm cụ đang cày ở xứ đồng Cửa Ác thấy một người có phong thái như một thầy địa lý đang tha thẩn ngắm nghía rồi đo đạc quanh một vùng đất. Sau một hồi người ấy bỏ đi. Do mê mải làm việc, cụ không để ý xem người ấy là ai, nhìn ngắm cái gì và đánh rơi cái gì. Trời quá trưa, cụ buông cày cho trâu gặm có để tạm nghỉ tại chỗ, chợt nhặt được chiếc túi, mở ra xem trong có một nén bạc và một chiếc la bàn. Cụ lấy làm lạ và lẩm bẩm khấn rằng:

“Nếu trời cho ta vật này thì nội trong 3 ngày không có ai đến tìm, nếu không phải trời cho thì tất trong 3 ngày sẽ có người đến hỏi”. Khấu xong, ông mới chịu về nhà.

Chỉ ngay ngày hôm sau, quả thấy ông thầy phong thủy hôm qua đến tìm kiếm. Cụ liền trả lại chiếc túi nguyên vẹn như cũ. Thấy vậy, ông thầy phong thủy khen ngợi một hồi và thầm nghĩ: “Nhà anh này nghèo nhưng có tâm thiện, lòng trời muốn tựa, nên mới sinh ra con người tốt bụng này”. Nghĩ vậy ông tiến lại thửa ruộng đang cày và nói:

“Anh là người có phúc đức. Mây hôm nay tôi phát hiện ngọn núi này có một huyệt đất tốt mà một hướng thì có thể phát một đời Trạng nguyên, một hướng khác thì muôn đời nối tiếp khoa trường”. Tôi muốn dành ngôi đất đó cho nhà anh. Tùy cho anh lựa chọn. Nghe thầy nói vậy, cụ thưa:

“Nếu quả trời tựa như thế thì xin được ban phúc cho con cháu lâu dài”. Thầy phong thủy nói: “Thế thì được, vậy ngay hôm nay anh mang hài cốt của tiên phụ đến đây”. Khi hài cốt được mang tới thì thầy phong thủy bảo cụ xuống núi lấy nước rối tự mình bí mật chôn cất và san phẳng huyệt địa. Khi trở ra xem thì cụ không thấy thầy phong thủy đâu nữa mà cũng chẳng biết huyệt mộ ở chỗ nào, chỉ thấy một chiếc cọc cắm đề bảy chữ: “Có người, có của, có khoa trường”.

Vài năm sau, con trai cụ hiệu là Phúc Trạch sinh ra một người con, sau đỗ Tam trường (Tú tài), rồi cháu trai của cụ sinh được một người đỗ Tứ trường (Cử nhân), chắt của cụ thì ba người đều đỗ Tứ trường. Trải mấy đời liền, người thành tựu ở chốn khoa trường hội tụ nhiều như mây trước cửa họ hàng nhà cụ.

Thời ấy, có người khách phương xa tới hỏi thăm nhà ông Vương sinh đồ thì được trả lời rằng: “Sinh đồ họ Vương xã tôi nhiều như lá tre rụng sau cơn gió lớn, hỏi thế thì ai biết mà bảo”. Đó chính là thời gian họ Vương lừng danh khoa mục, khắp huyện ngợi ca là một họ có danh giá lớn…

Hiện nay bia Hương Hiền ở Văn chỉ xã Hương Ngải (Thạch Thất) còn lưu danh bốn vị đỗ Trung khoa là Vương Quốc Cơ, Vương Quốc Trụ, Vương Quốc Dung, Vương Quốc Quế. Ấy là chưa kể một số vị họ Vương tuy không đỗ Trung khoa nhưng từng là Giám sinh Trường Quốc Tử Giám như Vương Đồng, Vương Mô, Vương Xuân, Vương Khu và Vương Trâm, vì thế họ Vương là một họ khoa bảng nổi tiếng nhất ở làng Hương Ngải.

(Theo gia phả họ Vương, bia Văn chỉ và Hương ước cổ của xã Hương Ngải). Nguyễn Mạnh Toàn (Dịch từ nguyên bản chữ Hán)

Nhờ thầy đặt mộ khó biết thực giả

Trong việc chôn cất, xưa kia điểu quan trọng nhất không phải làm đám ma to hay bé mà là chọn được huyệt cát. Những người tinh ý khi đang đào huyệt có thể thấy được đất sét nơi đào huyệt cát thường có những hiện tượng đặc trưng.

1 – Đất “Vân Thái cực”: Vân của miếng đất sét có hình Thái cực (hình vân lượn)

2 – Màu sắc đất bóng mượt không dính, (đất sét quá khô, quá ướt đều không tốt)

3 – Không có mùi thối bốc từ trong huyệt ra

Tuy nhiên cho dù là huyệt cát (huyệt lành) song chưa chắc đã là huyệt phát. Muốn chọn được huyệt phát, gia chủ phải nhờ vào chỉ dẫn của thầy phong thủy.

Ngày xưa, rất nhiều gia đình vì muốn giàu sang đã không tiếc tiền tìm mời thầy phong thủy nổi tiếng về nhà để tìm huyệt phát. Họ đối đãi thầy phong thủy như đón tiếp thượng khách, ngắn thì ba bốn tháng, dài thì ba bốn năm lưu thầy ở trong nhà. Trong thời gian này, gia đình hết sức cung phụng thầy, hy vọng thầy tìm được nơi đặt huyệt phát phú phát quý.

Kiến thức thầy phong thủy cao thấp sâu nông khác nhau. Có một số quả thật có tài, có đức, nhận lời ủy thác của gia chủ, trung thực trong công việc, không nề hà khó nhọc trèo đồi lội suối để tìm được huyệt phát cho gia chủ. Có một số kẻ học còn ít đã vội kiếm tiền, dùng xảo ngôn để lừa gia chủ khiến gia chủ tiền mất tật mang. Có một số kẻ có thực tài nhưng tâm địa xấu, thấy thù lao không được thoả mãn, ôm hận trong lòng, cố tình chỉ sai huyệt phát, khiến gia chủ lâm vào cảnh dở khóc dở cười, thậm chí cửa nhà tan nát, lưu lạc tha phương…

Quan huyện Tây Sơn xưa khét tiếng một thời được con trai muốn tìm huyệt phát để an táng cha. Biết thầy phong thủy họ Hoàng, nổi tiếng khắp vùng Hà Nam, anh ta không tiếc tiền mời thầy về nhà cung phụng. Thầy Hoàng tính tình kiêu ngạo, nếu đối đãi không được như ý liền quăng bát đạp mâm. Được chiều chuộng, sau nhiều ngày lang thang mệt mỏi, bí thế thầy Hoàng cũng tìm được miếng đất phát ở Tây Sơn. Tuy biết miếng đất này vốn là phần mộ của một vị thị lang, nhưng thầy Hoàng ra sức xúi giục anh con trai dùng nhiều tiền bạc mua lại.

Một hôm sau khi thầy Hoàng và anh ta đo đạc huyệt mộ, đến nửa đêm mới về đến nhà. Khi họ bước vào nhà lớn, thấy đèn đuốc sáng rực, vị quan huyện Tây Sơn đã chết từ lâu hiện ra ngồi ở gian giữa, sắc mặt tức giận chỉ vào đứa con trai mắng nhiếc om sòm việc chiếm mộ của người khác. Sau đó ông ta quay sang chửi thầy phong thủy Hoàng: “Đồ mất dạy, mi dám đùng thuyết phú quý, lừa bịp con ta lấy tiến”.

Truyện đồn ra ngoài, từ đó về sau, không ai dám mời thầy Hoàng xem phong thuỷ cho gia đình mình.