Sách Trang Trí Nội Ngoại Thất Hài Hòa Trong Cuộc Sống

40. Chương 1: La Bàn

La bàn, la có nghĩa là mạng lưới, Bàn : mặt đĩa. Trên mặt la bàn là những khoanh tròn chia ra từng ngăn như một mạng lưới nhện. Riêng mặt đía có kim chỉ nếu lấy ra khỏi mạng lưới thì giống y như một cái đĩa. Mặt đĩa dựa trên một cái để vuông và chuyển động được trên để đó. Hầu hết, những mẫu La bàn ở viện bảo tàng hay vẽ trong các sách đều thiếu cái đế vuông, đế này rất đơn giản, rõ là không giữ phần vụ gì, nên các người có phận sự trong viện bảo tàng cho rằng nó chỉ dùng để đặt cái đĩa lên. Đây không đặt ra vấn đề, nhưng vì cái để vuông có bề ngoài quá đơn giản nên được mô tả trước hết.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

1) Cái đế: 

Cái đế này hình vuông, có một lõm tròn cho cái đĩa đặt lên và xoay được trên đó. Đáy đĩa khớp với hai sợi chỉ đỏ, luồn chéo qua mặt dĩa ở góc phải – song song với cạnh đế.

Điều quan trọng là hai sợi dây chỉ này đặt thẳng hàng với cạnh đế, bắt chéo qua đầu nhọn trục kim la bàn và ghim chặt vào đĩa trên.

Vì Âm Dương có biểu tượng hình vuông chi trái Đất (Thổ) và hình tròn chỉ Trời (Thiên), nên cái để nhắc đến trái đất và đĩa tròn : chỉ cho Mặt Trời. Chúng ta phải lưu ý cách dùng hai đặc ngữ này trong việc phân chia mặt la bàn.

2) Mặt la bàn :

Mặt La bàn phức hợp hơn nữa, nó là cái mặt đĩa tròn, trên đó chia thành các góc độ và đặt trên lõm cái đế.

Ở giữa dĩa là la bàn nam châm, cái kim từ tính chỉ về hướng Nam để hợp với cách dùng bản đồ cổ truyền của Trung Hoa.

Kim chỉ vào mặt la bàn có đường chuẩn rõ nét. Người nào vô tình nhìn vào đường chuẩn này ít khi nhận được bề ngoài quá tượng trưng nhưng chính nó lại có phần vụ thiết yếu.

Kim chỉ nam được đặt vào một chỗ gọi là “Ao Trời” có lẽ vì đây là tên của một ngôi sao trong môn Tử Vi Trung Hoa, nó ở gần sao Bắc Đẩu hay vì thời xưa cây kim chỉ nam này để nổi trên nước ?

3) Sự phân bố trên đĩa : 

Bên ngoài Thiên Trì, từ mé đĩa la bàn, chia thành từng vòng xếp lớp với những chữ số và chữ Tàu.

Vòng trong cùng có lẽ ghi tên Bát Quái hay xoay chuyển theo ô vuông ma thuật chín số, các số này thường

thay bằng những hàng nét chấm, như thể là mẫu các vì sao. Tám đơn quái xếp theo thứ tự của Tiên – Thiên – Đồ, không theo thứ tự bình thường của La bàn Trung Hoa. Tất cả những chi tiết này đều quy vào một điều là loại la bàn địa lý Phong Thủy không phải là thư thường dùng đi biển hay la bàn của môn địa lý học.

Số vòng xếp lớp trên mặt la bàn thay đổi tùy theo cô và loại; nhưng không thể giải nghĩa được hết tất cả phần hành của chúng cho đến khi ta làm quen với nó.

4) Sử dụng la bàn : 

Khi dùng đến la bàn để đánh giá phẩm chất địa lý của một điểm xây dựng thì cạnh ngoài của cái để đặt thẳng hàng cùng với vách tường căn nhà, hay cùng với một cạnh thẳng trên cuộc đất hiện trường. Mặt la bàn bắt đẩu chuyển động đến khi đường chuẩn trong Thiên Trì thẳng hàng với cây kim la bàn. Người sử dụng xem kỹ mặt đĩa và ghi dân nào nằm dưới sợi chỉ đỏ.

Trước khi đi vào từng chi tiết mặt đĩa thì người ta cần hiểu được ngôn ngữ và phần vụ của lịch Tàu.