Sách Trang Trí Nội Ngoại Thất Hài Hòa Trong Cuộc Sống

28. Chương 2: Các Phòng Sinh Hoạt Chính

Trong nhiều gia đình hiện nay, phòng đại sảnh của gia đình không gọi là phòng khách mà nên gọi là tổ ấm, phòng sinh hoạt gia đình, ở đó gia đình tụ tập tiêu khiển trong phòng sinh hoạt chung. Phòng này ví như trái tim trong lồng ngực, nó là nơi tụ tập nguồn sống của gia đình và cũng là nơi chia sẻ tình thương đầm ấm vui tươi cho nhau.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Sau khi bạn đã định khu nào nên làm phòng sinh hoạt chính lúc đó bạn mới sắp xếp các phòng sinh hoạt khác như sau :

* Phòng đại sảnh ( Trung tâm) : Nơi đây cả nhà gặp gỡ hàng ngày trong mọi sinh hoạt. 

* Phòng gia tiên, tôn giáo : Đề cử hành các nghi lễ trọng đại. 

* Nơi luyện tập, vui chơi : Như bơi lội. bóng bàn, bể bơi, chỗ chơi cho trẻ con.

* Phòng đặc biệt : Là nơi gặp gỡ bàn chuyện lâm ăn quan trọng phòng loại này có thể tùy nghi sắp xếp sao cho thích hợp với hoàn cảnh, nghề nghiệp trong gia đình.

Mặc dầu, các phòng này có công dụng khác nhau nhưng tựu chung các nhận xét như vậy cần được áp dụng linh động khi thiết kế thực sự.

  1. Ai dùng phòng này (có thể đặt thêm câu hỏi phụ) có “chức sắc” nào ngự ở đây không ? Có bao nhiêu người dùng phòng này ? Nó có gì đặc biệt không ? 
  2. Lúc nào người ta dùng phòng này làm việc, ban đêm hay ban ngày ? 
  3. Làm công việc gì ? Nơi đây có bảo đảm sức khỏe cho người nhà không ? 

1 ) Phòng đại sảnh : 

Phòng đại sảnh phải hấp dẫn, lôi cuốn người trong nhà và bạn bè vào. Nó cẩn có tiện nghi và được trang trí để nói lên cung cách trong gia đình, theo cách nói về phong thủy thì các điều này thường gọi là “biểu tượng uy quyền”. Vì chúng truyền đạt cho khách biết ý hướng sống thận trọng của gia đình. Chủ nhà cẩn có chỗ ngồi nhìn ra cửa phòng. Nơi đó “người cai quãn” gia đình có thể trông thấy người ra kê vào và để khách bước vào dễ nhận ra vì người có vai trò quan trọng trong nhà cần có một vị trí quan trọng.

Phòng tập trung “chủ quyền” và thịnh vượng là nơi bày tỏ các dấu hiệu thành công, phủ túc để vận may dồn về. Nơi đó cần định vị tại điểm “an toàn nhất” trong căn phòng và thường là góc xa nhất kể từ cửa vào. Đây là điểm dự phòng trường hợp bị kẻ địch tấn công và để đẩu não kịp thời đối phó. Theo môi trường phong thủy, các biểu tượng chỉ sự thành công về tài chánh đặt vào cung tài lộc để tăng thêm khả năng thành công của bạn. Bạn hãy trưng đồ quý ở góc này để làm nổi bật cung này vì quyền lực không phải lúc nào cũng đi đôi với tài chính. Tại cung này cần xây tường chắc chắn nếu thiếu yếu tố đó thì phải xây bằng bụi cây, bể nuôi cá hoặc màn che đậy để làm nền và tạo chủ điểm. Đừng gắn kính ở cung này vì kính làm tán vượng khí. Bạn hãy làm cửa sổ ở khu này bằng màn treo để che bớt ánh sáng hoặc màn ghép để luồng sinh khí kịp thời thấm nhuần trong phòng ban trước khi thoát ra lối cửa sổ. Tôi để ý là giới trẻ xem T. V liên muén thường kê đồ đạc theo cách sắp đặt của sân khấu T. V. Ở đó, người ta để lối đi thẳng cho các diễn viên có thể ra vào dễ dàng cũng như các lối đi thẳng trong nhà dễ dẫn đến luông khí và người nhà sinh hoạt thuận tiện giống như trên sân khấu TV, xếp ghế ngồi cách quãng vì nếu quá gần và hẹp sẽ làm mất góc độ quay cảnh phim. Không ai có thể làm khác hơn cách xếp chỗ ngồi theo kiểu trực diện trên T.V. Nhưng cách này đem ra áp dụng trong sinh hoạt bình thường lại rất dở, không thể dùng được.

Tạo lối đi hơi cong để sinh khi di chuyển nhẹ nhàng và đem lại hòa khí trong gia đạo. Đừng để các lối đi thẳng từ cửa đại sảnh đến các phòng khác và cũng đừng nên kê đồ đạc làm cản trở lối vào. Ghế ngồi nên sắp xếp gần nhau để tạo sự thân tình, để không ai câm thấy mình bị lạc lõng trong sinh hoạt…

Tốt nhất nên hướng mặt về phía Đông Nam và phòng đại sảnh nên được chiếu sáng đầy đủ, nhất là về đêm. Giống như luồng ánh sáng phát từ ngọn hải đăng, phương vị của nó nhầm hướng dẫn tàu bè cập bến một cách an toàn.

Phòng đại sanh phải nằm ở vị thế sao cho từ cửa ra vào thường hay sử dụng để người ta ra vào đó một cách dễ dàng. Tốt nhất nên thiết kế nó ở cùng tầng với cửa ra vào. Nếu phải lên hay xuống lầu để đến khu vực sinh hoạt này nó sẽ làm mất đi sự hấp dẫn của nó.

Bản thân căn phòng cũng nên thiết kế theo kiểu không gian khép kín. Nêu phòng này không đủ bốn bức tường bao quanh thì phải bố trí màn ảnh. cây cối, phù điêu hoặc một món đồ gỗ có chiều cao ở chỗ trống sẽ tạo một không khí ẩm cũng như trong một tổ chim. Phần lớn các kiến trúc đương thời hay phác họa một sơ đồ cho thấy một nền nhà rộng mở. Những khoảng không rộng lớn, thoáng khí có thể hấp dẫn lúc đầu, nhưng ngay cả trong ý nghĩ người ta cũng dễ có cảm nghĩ mọi thứ đổi bị quét sạch ra ngoài phạm vi các hoạt động trong phòng, nhất là khi bạn có dịp quan sát cách thiết trí ở phòng khác.

Hãy có tạo một bẩn không khí chào đón, lành mạnh và thư giãn ở bất cứ nơi nào trong nhà mà gia đình bạn có thể tụ hỌp. Cố tránh ý định thiết kế phòng ốc một cách đơn điệu vì nó sẽ tạo cảm giác đè nén quá mức đối với những người đang ở trong phòng. Cô Geoegia O’Keefe họa sĩ đã trang hoàng phòng vẽ của có toàn bằng màu trắng. Sàn nhà, vách tường, trần nhà đều sơn trắng và đồ đạc trong phòng đểu phủ kín bằng vải trắng. Điều này tạo ra một bức phòng rộng lớn nên bất kỳ một vật thể nào lọt vào đều nổi bật và hóa thành lớn hơn bình thường. Sư chú ý sẽ dồn vào bất kỳ người hay vật nào ở khung cảnh này. Một áp lực quá tải sẽ đè nặng lên đối tượng và làm nó nổi bật quá lộ liễu trong một môi trường trơ trẽn, không có gì che chở cho nó. Tuy nhiên, sự căng thẳng cũng có thể xuất phát từ một mớ hỗn độn đồ đạc quá phong phú, nháo nhào ở chiều cao, hình dáng và kiểu dáng. Đồ đạc quá nhiều làm choáng ngợp và áp chế phượng vi của một ai đó. Hãy cố tìm một giải pháp trung hòa sao cho nó có thể thể hiện được thiện chí của mình và hòa hợp được các môi trường liên hệ giữa bản thân và không gian mình sống trong đó.

2) Phòng khách phụ : 

Cuộc sống của con người giờ đây luôn bị bao quanh bởi sự mơ hồ chao đảo. Việc đấu tranh sống còn ngày nay không còn đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực như xưa kia nữa và trong mỗi chúng ta đều đã hình thành nên thói quen thực hiện các hoạt động vui chơi giải trí để lấp đầy những khoảng trống do cuộc sống tạo nên. Một ví dụ điển hình về điều này là chiếc máy truyền hình (tivi). Nhưng thật không may nếu các chương trình tivi đểu chỉ cung cấp cho chúng ta những trò giải trí rỗng tuếch, giống như những phần rau độn không chât bố trong một ổ bánh mì kẹp thịt vậy và chúng ta cũng chẳng cải thiện được gì trong cuộc sống của mình qua ảnh hưởng lớn lao của nó.

Các trạng thái tinh thần của chúng ta luôn luôn gắn chặt với dung lượng của không gian trong nhà ta. Ngày nay, chúng ta không còn hài lòng với việc trong nhà chỉ có một phòng sinh hoạt như tổ tiên chúng ta xưa kia. Những phòng như vậy thường rất ồn ào và đôi khi hết sức bừa bộn, luộm thuộm, tuy nhiên ở đó ta cảm thấy an toàn hơn trong sự quần tụ của đại gia đình. Khi đó, cả trẻ con lẫn người lớn trong nhà có sự tác động qua lại với nhau và cùng chia xẻ một không gian giống như các cánh hoa cùng nở ra từ một nụ hoa.

Khi muốn xây thêm các phòng sinh hoạt khác trong nhà, hãy ghi nhớ một điều là tất cả bộ phận dường như tách biệt nhau đó (tức là các phòng xây thêm) phải cùng đóng góp với nhau để tạo nên một không gian tổng thể chung cho đại gia đình và sự sống của nó. Nếu có một phòng vui chơi giải trí nào dành cho trẻ em thì đừng để nó ngăn cách sự giao tiếp lành mạnh giữa đứa trẻ và người lớn. Nêu xây một phòng sinh hoạt dành cho một hoạt động đặc thù nào như hồ bơi, phòng bida hoặc đánh bài, hãy nhớ xây sao cho mọi thành viên trong gia đình đểu có thể sử dụng nó một cách dễ dàng thuận tiện, dữ liệu dùng họ có tham gia vào hoạt động trong đó hay không. Đừng để nó trở thành một phần riêng biệt hay một sào huyệt bí hiểm trong cấu trúc tổng thể của tòa nhà mà đại gia đình đang sinh sống trong đó.

3) Chỉ dẫn cho phòng đại sảnh và phòng phụ

Nên                                                            Không nên

Có vách ngăn rõ rệt                               Không có ranh giới cụ thể

Sắp xếp chỗ ngồi thân mật                    Chỗ ngồi nhìn ra một phương vị nhất định

Có thể ra vào dễ dàng từ cửa chính      Nằm xuôi theo một hành lang hoặc ở một tầng khác 

                                                               với cửa chính

Được chiếu sáng cả ngày đêm              Có những góc hoặc khu vực tối tăm

Một góc rộng hoặc thoáng được thiết 

kế chéo góc với cửa vào

Hầu hết các chỗ ngồi trong phòng         Quá luộm thuộm hoặc bề bộn

đều dựa vào tường

Có cây cối hoặc các vật thể thích 

hợp tô điểm cho khung cảnh chung.      Những chỗ ngồi bị nhận chìm trong ánh sáng

Sức mạnh của gia đình còn vượt quả tổng thể sức mạnh của từng cá nhân cộng lại. Hãy nuôi dưỡng và phát triển một không gian chung có chất lượng mà trong đó ca có thể chia sẻ cuộc sống với nhau và giúp cho mỗi người trong gia đình duy trì sự thịnh vượng riêng và chung.