Sách Trang Trí Nội Ngoại Thất Hài Hòa Trong Cuộc Sống

25. Chương 3: Chi Tiết Kiến Trúc

Cách ăn mặc của chúng ta có thể sánh với sư trang tử trong nhà, cả hai điều đều nhằm đưa ra một nét phản ảnh từ những tập tục, thị hiến và hành vi văn hóa. Chi tiết kiến trúc một tòa nhà ảnh hưởng đến đời sống chúng ta cũng như lối xếp đặt hoặc trang trí cửa chính, cửa sổ, trần nhà và góc nhà cần phải tính toán trước khi xây dựng để tạo dựng một đời sống lạc quan, vui tươi.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

1) Cửa ra vào : 

Ví như cái miệng đặt trên khuôn mặt, cửa ra vào ở một tòa nhà hoặc một căn phòng, cả hai đều là tín hiệu cho người ta hiểu chúng ta, cho nên đó là điều quan trọng cần lưu ý trước khi bố trí cửa ra vào.

Cửa là đường dẫn khí. Nếu bạn về nhà, đứng trước cửa ra vào vừa bất tiện, tối tăm cản trở sau một ngày đầy phấn khởi, thì niềm phấn khởi kia chắc chắn sẽ sụt giảm thê thảm!

Ngược lại, nếu cửa mở thẳng vào một căn phòng lớn thì nguồn sinh khí của bạn sẽ thoát quá nhanh vì khoảng không trống trãi, không nên mở cửa ở những khu chật chội hoặc đông đúc.

2) Cửa ngoài : 

Nên

Mở ra hướng Đông hoặc về phía xích đạo, có tượng hoặc hoặc cây cối ở hai bên cửa.

Không nên

Cửa mở ra quá lớn hoặc quá nhỏ

Mở ra hướng Bắc

Nên

Mở ra hướng sáng sủa thông thoáng

Cửa mở có cảm giác tiếp đón

Không cản tầm nhìn sang phòng bên cạnh

Ở cuối 1 khúc đường vòng

Cao hơn hay bằng mặt đường lộ

Không nên

Tầm nhìn bị thu hẹp

Mở ra chỗ tối

Mở đối diện cầu thang

Đối diện với tường vẩy khoảng 2m5

Thấp hơn mặt đường lộ

a/ Kích thước cửa: 

Cửa lớn quá khổ thường thấy ở các cung điện, nhà thờ và công sở vì chúng cần được thiết kế để tỏ sự khiêm cung trước công chúng. Loại cửa quá khổ chỉ thích hợp cho lâu đài hoặc nhà thờ lớn chứ không dùng cho nhà riêng.

Cửa quá hẹp có tác dụng ngược lại vì nó có thể làm hại công năng tích cực của chúng ta vì nó đè nén sức sống và khiến cho người cư ngụ ở đó trở nên nhút nhát, căng thẳng.

b/ Hướng cửa:

Hãy cầm áo khoác, lấy nón và quẳng gánh lo của ban ở ngưỡng cửa … bước ra đường phố ngập tràn ánh nắng mai. Bài hát này có lẽ do một người nào đã có ý kiến tương tự với niềm tin phong thủy, cho rằng sống trong căn nhà thiếu ánh sáng sẽ làm cho mọi rắc rối hóa ra tệ hại hơn. Mở cửa ra hướng Đông, hướng Nam là tốt nhất. Buổi sáng khi bạn đi làm, đi học hoặc làm việc lặt vặt thường ngày thì cảnh quan ngập nắng sẽ nâng tâm hồn bạn lên, ngược lại cửa mở hướng Tây và Bấc lúc đó chưa thể có đủ sinh khí như ở hướng Đông Nam nên bị coi là bất lợi.

c/ Ngắm lối vào : 

Cảnh trí bên trong cửa ra vào rất quan trọng để biết sinh khí sẽ tuôn vào nhà ra sao. Một nơi chật hẹp tối tăm hoặc có tường ép sát hai bên trên lối vào sẽ ngăn chặn sinh khí của người sinh hoạt trong môi trường đó.

Trong nhiều trường hợp, chân cầu thang nằm đối diện cửa ra vào sẽ rút khí đi khỏi các khu vực chính và phòng ngủ trong nhà. Loại cửa này có thể tác động các thành viên của gia đình sống riêng rẽ, dần dà đi đến chia biệt. Cửa vào nhà có hai lối lên xuống là một điều tệ hại trong phong thủy. Thêm vào, cả hai cầu thang trước mắt sẽ làm rò rỉ năng lượng và có thể dẫn đến sự chia rẽ và tán khí trong gia đình.

Những người sống ở nơi có lối lên xuống sóng đôi sẽ là cơn ác mộng. Bởi họ không được yên tâm lo công việc.

Lối vào cần phải sáng sủa và dễ vào tới khu trung tâm nhà, đồ đạc trong nhà như bàn, ghế, cây cỏ có thể tạo không khí an toàn và ấm cúng cho bất cứ ai bước vào nhà.

d/ Lối đi dẫn đến cửa chính : 

Sự đi lại thuận tiện làm cho chúng ta thấy dễ chịu. Chuyển động lắc lư của cái nôi, một ve vuốt gò má, cử chỉ của bàn tay khi nâng ly uống mừng, tất cả đều có đường cong, các lối đi uốn lượn khiến chúng ta đi qua thấy thoải mái, lối đi cần phải đáp ứng được nhu cầu chuyển dịch của bạn để đi từ đây tới kia.

e/ Cánh cửa đối nhau :

Vì khi vào nhà cùng với bạn nên điều quan trọng là phải duy trì hướng cửa đến các điểm tập trung trong nhà. Khi cửa trước thông luôn tới cửa sau, thì khí vào cửa này sẽ ra thắng cửa kia. Dòng khí chuyển quá nhanh như vậy sẽ khiến người sống trong nhà bị choáng ngợp, có hại.

f/ Cửa thấp hơn mặt đường : 

Tình trạng này cũng giống như nhân vật Sisyphus trong thần thoại Hy Lạp bị phạt đẩy một tảng đá to lên đối mà không thành công. Di chuyển từ thấp lên cao mỗi ngày gợi ra hình ảnh khổ nhọc, phấn đấu đi lên trong cuộc đời, phong thủy cũng gợi cho người ta biết sự bất tiện luôn luôn giáng xuống mặt bằng dưới thấp. Theo thực tế, nước mưa và rác rưởi cứ theo chỗ trũng mà tuôn xuống loại nhà như thế, gây ra bao rắc rối phiền toái trong nhà.

g/ Cửa trong nhà : 

Với đa số nhà cửa đương thời, cánh cửa chi đơn giản mở để có lối ra vào, các phòng ngủ, nhà tắm và các ngõ hầu như cũng đều theo một cách như vậy mà không giống như cửa cổ điển nữa.

h/ Về cửa nẻo trong nhà : 

      Nên                                          Không nên

Cửa nên mở hết cho                   Cửa so le một bên

 ép sát tường ( 180 độ )

Nên xây cổng tò vò                    Cửa cùng một phòng mà không đồng cỡ và thông luôn với nhau

(có vòng cung )

Nên mở của để thấy suốt            Mở ra nhiều cửa ở cùng một khu vực.

hết các phòng                             Cửa không dùng tới hoặc đặt ở chỗ thất cách.

k/ Cửa nên mở ra sao : 

Khi người ta mở màn trên sân khấu thì màn cuốn dạt ra hai bên đều đặn cho đến khi toàn bộ sân khấu hiện ra, khi đó chúng ta liền bị lôi cuốn vào hoạt cảnh và ai nấy đều nhìn thấy tỏ tường. Tương tự như thể cánh cửa mở hết ra cũng để lộ toàn bộ căn phòng cho bạn trông thấy dễ dàng. Lý tưởng hơn, các cửa mở nên mở ép sát vách ở góc 180° nếu không thì của cũng phải mở rộng để khỏi cản trở sự đi lại của mọi người.

Cửa nẻo mở không hết khiến ta có thể thấy toàn bộ căn phòng, được coi là cửa thất cách. Khi bước qua cửa, bạn cẩn thấy mọi Vật ở trong tầm nhìn bao quát. Như vậy cảm giác thoải mái của bạn tăng lên nhờ bạn có một ấn tượng rõ ở nơi mình đang có mặt.

Theo phong thủy, loại hắc khí thường ẩn nấp đằng sau cánh cửa chỉ mở he he hay vì vướng một món đồ che khuất, vì một bức tường chắn ngang hoặc do một cửa khác cản trở, tất cả đều là dấu hiệu đáng ngờ.

I/ Cửa so le : 

Các cửa so le có tác hại của chúng giống như các bánh xe lệch sẽ tác động vào cả cỗ xe, rỗi nó sẽ hư hết cái này đến cái khác. Lối đi ngay thẳng từ phòng này sang phòng khác chính là hình ảnh tương tự của một gi êm xuôi trót lọt.

m/ Cửa song đổi nhưng khác cỡ : 

Khi hai cửa đối nhau trong một căn phòng thì nên có chiều cao và rộng như nhau. Các phòng liễn nhau nên có chiều cao cùng cô để ảnh hưởng của chúng đều có tác động như nhau trong đời sống gia đình. Chỉ có một trường hợp duy nhất làm cửa không đều, mang ý nghĩa riêng. Ví dụ bạn đến một nơi mà nơi đó chuẩn bị cho bạn tìm hiểu một kinh nghiệm mới như bạn vào một nơi có không gian rộng lớn hoặc một lối dẫn vào phòng đại sảnh, thì cỡ cửa lớn sẽ làm bạn sẵn sàng gia nhập vào không khí mới. Nói cách khác cửa nhỏ chỉ dùng vào nơi nhỏ như nhà vệ sinh hoặc nhà tắm là vừa.

n/ Khu vực có nhiều cửa : 

Các ngày lễ hội, người ta thường có một màn hấp dẫn gọi là vào đường “mê cung”. Bạn vào một nơi toàn những hành lang ngoằn ngoèo có gương chiến dội để cố đoán xem đâu là lối thoát ra. Cũng tương tự như thể, khu có nhiều cửa có thể gây ra sự nhầm lẫn, bực mình và dễ nảy sinh xung đột trong gia đình hoặc công sở.

o/ Cửa ngõ không sử dụng : 

Sẽ rất xui khi có những khu không người lai vãng, ít sinh hoạt trong một tòa nhà. Các nơi không dùng ví như cơ thể không vận động hay cơ hội đến rồi lại đi không hẹn ngày trở lại. Các cửa dẫn đốn phòng ngủ trẻ con trước kia chỉ có thể gọi là dĩ vãng mà không màng đến tương lai. Nếu có cửa nào dẫn đến một khu không sử dụng thì ta hãy xem xét để bố trí nơi đó vào một việc thích hợp, như vậy ta mới không lãng phí tiềm năng của tòa nhà.

p/ Cửa tò vò (vòm) : 

Một lối đi có mái vòm không khiến người ta qua lại bị giới hạn như cửa hình chữ nhật thông thường vì bao giờ cửa tò vò cũng tạo cho ta niềm cảm hứng dạt dào chứ không ngang bằng xổ ngay một cách máy móc.

3) Cửa sổ : 

Cửa sổ là con mắt nhìn ra thế giới bên ngoài, chúng ta thấy và nhìn qua nơi có cảnh trí đều ảnh hưởng đến cuộc đời chúng ta.

Trong những năm trước đây, người ta băn các căn nhà ở tầng ngầm dưới đất, nhưng bây giờ người ta ít xây dựng loại đó. Công chúng không muốn sống dưới đất trong một thế giới bịt bùng …

Nhiều nhà được xây quá ít cửa sổ có lẽ do thời tiết khắc nghiệt hoặc do thiếu sót về kỹ thuật. Những căn nhà này thường phát triển nặng nề về thị tộc vì vấn đề không phải là chỉ bị giới hạn tẩm mất nhìn ra tình hình thế giới bên ngoài mà còn chịu ảnh hưởng gò bó về mọi mặt của nó.

Hãy quan tâm lau chùi thường xuyên những tấm kiếng thờ bị ố trong nhà cho ánh sáng tràn vào để hòa nhịp với thế giới bên ngoài,  tránh đẩy người ta co cụm lại. chỉ tính những gì xảy ra trong nhà mà thôi.

Các cửa sổ trong nhà hạn là những con mắt mà qua đó bạn ngắm nhìn thế giới. Những gì bạn thấy bên ngoài, sẽ thúc đẩy đời sống nội tâm bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn thấy những gì bạn cần thấy.

a/ Cửa sổ nhà : 

Nên                                                             Không nên 

Mở ra sát vách                                      Không mở được hoặc chỉ hé ra một phần nào thôi

Bên ngoài có phong cảnh đẹp              Trông ra một đài không Iưu,bức tường khu giải trí, 

                                                              nhà tù, nghĩa địa. 

Không khí trong lành thoáng mát          Mở ra hướng có ô nhiễm quá nhiều hoặc không cửa 

                                                              sổ nào. 

b/ Cửa sổ nên mở thế nào : 

Bạn hãy tưởng tượng đang ngắm sự vật chung quanh khi bị lé mắt hẳn là phong cảnh sẽ biến dạng ra sao và mỏi mắt thế nào, cửa sổ mà chỉ mở hé ra, thì sẽ giới hạn tầm nhìn và chắc nó cũng sẽ ảnh hưởng với các cơ hội gần tầm tay.

Cửa sổ mở ra tương quan với tư thế cởi mở, như dang tay tán thưởng điều gì ưng ý. Nếu mở cửa số vào trong thì chắc chủ nhà hẳn sẽ thương nghĩ đến mình nhiều hơn. Mở cửa sổ có thể là một phần nhỏ trong công việc hằng ngày nhưng nó lại gợi ra thái độ cởi mở hay khép kín của người nhà, mãi rồi sẽ trở thành tính nết hãy cố tránh tập quán, những thói quen đáng buồn cho người sống trong nhà.

Cửa sổ lúc nào cũng đóng im im thì chẳng khác gì nhà tù. Văn phòng thường đóng cửa sổ chắc chắn sẽ làm phật lòng nhân viên không ít.

c/ Hơi thở của bạn : 

Được hít thở không khí trong lành sẽ hạnh phúc biết bao bởi vì không khí ô nhiễm ở ngoài có thể gây bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe. Trí não chúng ta cẩn khí trong lành để tiếp nhiên liệu cho niềm lạc quan, hưng phấn trong sinh hoạt.

Trong một tòa nhà “bệnh hoạn”, không khí tồn đọng, hơi nóng từ bếp lò thải ra, không được đổi mới hàng ngày thì người nhà dễ mắc bệnh qua đường hô hấp, tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn và nấm mốc có dịp lên chung sống với mọi người trong nhà. Ngay cả trong mùa lạnh, người ta vẫn cần mở vài cửa sổ để làm thoáng trong nhà một đôi lần trong ngày.

d/ Nhiều cửa sổ : 

Trong thập niên 1950, Philip Johnson, một kiến trúc sư xây được một mẫu nhà lắp toàn kiểng ở bang Connecticut. (Mỹ) đây là một kiểu kiến trúc mới lạ và nó đã được các kiến trúc sư thời nay coi đó là ngôi nhà kiểu mẫu hiện đại. Cá có thể sống khỏe trong bể nuôi. Nhưng người ta thì không. Tất nhiên, nhà kiếng chẳng mấy khi mọc lên ở vùng ngoại 6. Mở bốn của số gần mỗi cửa chính hoặc lối vào trong một căn phòng có thể sẽ sinh ra những điều ngỗ nghịch. Mới nghe qua nhận định này của giới phong thủy có lẽ chúng ta rất hoang mang. Hãy quan sát một lớp học ở trường tiểu học, chúng ta thấy lớp nào cũng có một dãy cửa sổ. Nay tôi nhớ lại hồi đó tôi hay bị cô la mắng, vì cứ mê nói chuyện với các bạn. Rồi lúc nghe cô mắng, mắt tôi nhìn vơ vẫn ngoài cửa sổ lăm như một cái lá, thân cây hoặc bất cứ vật gì cũng là thứ để khỏa lấp lời mắng của cô. Chúng ta có thể dùng nguyên tắc này của phong thủy để sữa sai tâm lý trẻ em có hạnh kiểm xấu ! Chỉ cần đem trẻ ra khỏi cửa sổ khi chúng đang bị kỷ luật. Bạn cũng có thể quyết định những điều tương tư đến cửa cái và cửa sổ của bạn.

e/ Cửa sổ hướng Tây : 

Chúng ta thường dễ nhiễm bệnh vào lúc xế chiều, khoảng 4 giờ sau khi phãi làm việc suốt 8 tiếng hoặc nhiều hơn mà không có thì giờ giải Iao. Cửa sổ mở ra hướng Tây khiến ánh nắng gay gắt của mặt trời chiếu vào chỗ ta đang làm việc đúng lúc chúng ta cần nghỉ giải lao. Nếu căn phòng có cửa sổ hướng Tây thì ta nên giảm các hoạt động trí não vào buổi chiều được chừng nào hay chừng nấy, giúp tâm trí và thể xác có thời gian nghỉ ngơi.

4) Trần nhà : 

Trần nhà là bẩn trời thu hẹp bên trong, chúng ta hãy coi sự cởi mở và quang đãng ở ngoài trời ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào thì trấn nhà cũng ảnh hưởng về mặt tinh thần của chúng ta như vậy. Khoảng không giữa trần nhà và một món dỗ cao nhất vẫn được xem là một không gian liên tục trong nhà để sinh khi di chuyển tự do. Khí ví như sợi dây leo nó cũng cần có khoảng trống để hấp thu sinh khí. Trần được trang trí như nhà hàng là muốn cho khí luồn lách dưới bàn ghế thực khách. Những nhà có nhiều đã ngang cột dọc có thể ngăn cản chuyển động có lợi của sinh khí.

Khi nóc nhà dốc xuống thấp hơn chiều cao của người trong nhà, chắc chắn nó sẽ làm không gian ngột ngạt. Theo khoa phong thủy nểu mái nhà nghiêng xuống dưới tẩm mất thì xui xẻo.

Nên                                                    Không nên 

Cao và thoáng                                Thấp, ngột ngạt 

                                                        Nghiêng xuống thấp hơn tầm đứng người lớn. 

5) Cây xà chĩa ra : 

Cây xà là bộ xương của căn nhà. Mỗi cây đều đóng một vai trò quan trọng trong kết cấu khung nhà. Cột nhà ngã nghiêng sẽ khiến căn nhà xiêu vẹo, nhưng phải đề phòng cây xã trên nóc có long ra không ! Chỗ nghỉ ngơi ở dưới cây xã bị coi là xui xẻo.

Không nên đặt giường ngủ, chỗ ngồi, bàn ăn, bàu viết dưới ngay những cái xà. 

* XÀ ÉM TRÊN GIƯỜNG :

Nếu có một cây xà án trên một cái giường kê ở dưới, nhẵm đúng chỗ nào trên người nằm dưới là y như sẽ có trục .trặc ở chỗ đó không sai. Thí dụ : Đẩu bạn nằm dưới xã thì bạn có thể bị nhức đầu, chóng mặt, nếu xà vắt ngang giường, bạn ngủ nằm sấp, thế là dần dà bạn bị đau ở vùng lưng. Xà nhà kia không dính dáng gì tới sự ốm đau. Nhưng với thời gian, cây xã trên cao vẫn ngẩm chứa sự đe dọa cho người nằm dưới ở những bộ vị đặc biệt trên cơ thể.

Cây xà án trên bàn đọc sách, bếp lò hoặc bàn ăn thường là lý do ngăn cản nguồn khí vô hình lưu thông trong nhà, thoạt nhìn tưởng chừng vô hại.

6) Góc nhà : 

Không có góc nhà hên – xui, mà chỉ có những phòng

xây dựng không hợp cách. Các góc nhà lại cũng dự phẫn trong sự chuyển động. Đôi khi cột nhà có đường ống chìm nổi cộm lên ở trong phòng. Bức tường nhô ra như thế thật khiến ta phải động não khéo thu xếp về mặt trang trí. Ngoài ra, vách tường lỗi còn là một chướng ngại trong sự đi lại hàng ngày ở trong nhà.

Các góc phòng cũng giống như các ngõ ngách trong tâm trí, chúng cần được vận dụng sao cho hợp lý không bị phí phạm. Hãy kết hợp các góc nhà với khoảng không còn lại sạo cho sinh khí được lưu thông và như vậy các khoảng không bất khiển dụng (tượng trưng cho tài năng bị lãng quên) sẽ bị triệt tiêu.

7) Màu sắc : 

Chúng ta dùng màu sắc thể nào chính là phản ánh cảm nhận của chúng ta. Màu sắc quần áo của bạn nói lên nhân cách mà người khác sẽ nhận đinh về bạn. Một vài màu nào đó thường được dùng nói lên ý thích đặc biệt của họ. Trong nhiều trường hợp, tình cảm phát biểu bằng màu sắc là phản hồi của các màu sắc trong thế giới tự nhiên. Khi bạn chọn màu, có nghĩa là bạn đã muốn sống hòa với nó. Vì vậy, bạn cẩn lưu tâm tìm hiểu ý nghĩa tiềm ẩn của chúng.

a/ Ý nghĩa bảng màu : 

Màu đỏ ít thấy trong thiên nhiên, chỉ có một số cây cỏ nở hoa màu đỏ. Thỉnh thoảng người ta mới thấy vết đỏ xuất hiện trên trời, mang đầy ấn tượng. Đất đó chỉ có ở vùng có quặng mỏ. Đó là một màu dễ nảy sinh sự kích động quyền lực, là đôi nét đặc thù lý giải màu đỏ.

Màu đó cũng dùng để gợi hứng cho hành động như ngọn lửa chúng ta thấy bừng bừng khi giận dữ, lúc đùa vui. Ta không bao giờ dùng màu đỏ để tạo một không khí trầm tư, trang nghiêm Theo thống kê những chủ xe màu đỏ thường bị ghi phạt nhiều hơn các xe mang bất cứ màu nào khác.

Chỉ nên dùng màu đỏ khi mưu cầu một việc gì đó và gợi sự chú ý. Trong bảy màu, màu đỏ vẫn là màu đầu tiên thu hút chúng ta.

* XANH LÁ CÂY :

Dù màu xanh lá cây không phải là màu nguyên thủy nhưng sự hiện diện của nó trong thế giới tự nhiên đã tạo cho nó một ý nghĩa đặc biệt. Nó là màu ở giữa sắc phổ kỷ, là mâu chúng ta thường gặp trong thiên nhiên, lan tỏa các cảm giác hài hòa, tươi mát và dễ chịu cho thể xác lẫn tâm hồn. Trong phong thủy, màu xanh lá là màu chỉ cung gia đình và kiến thức.

Màu xanh lá cây có tác dụng làm dịu thần kinh. Theo luận lý phong thủy, xanh lá cây giúp ta cảm thấy tĩnh và an toàn.

* VÀNG :

Chúng ta không thể tồn tại mà không có mặt trời. Một số nền văn hóa cổ xưa tôn sùng màu vàng, vàng là màu của quyền năng, duy trì sự sống, người ta cho rằng nó chỉ sự sáng sủa, trường thọ và huyền bí. Màu vàng tỏa ra niềm vui như một ngày nắng ráo. Khi tổng hợp vào trang trí, căn phòng sẽ toát ra niềm lạc quan yêu đời. Vàng của kim loại là một màu cao quý, tượng trưng cho lòng tôn quý và sự giàu sang. Ở Trung Hoa, áo vàng thường dành cho hoàng tộc, vàng kim loại tạo không khí nghiêm túc hơn các sắc vàng cùng họ.

Trong phong thủy, cả vàng lẫn đỏ đều là màu kích thích cho sự thành tựu. Màu vàng góp phần tích cực vào trạng thái tinh thần hưng phấn và giúp chúng ta dễ tạo ra thành quả tốt lành.

* XANH DƯƠNG :

Phần lớn quả đất bao phủ màu xanh dương của đại dương, ao hồ và sông ngòi đã khiến con người vừa sợ hãi vừa lạ lùng. Nước còn khiến ta trầm tư mặc tưởng về sự bí ẩn của đời sống. Màu xanh dương như ở đại dương cơ thể tạo cảm giác đơn độc nhưng nó cũng được quan niệm như sự tôn vinh bản ngã. Biển cả là thử thách tận cùng cho người sống đời nội tâm, xanh dương còn nói lên tiếng nói của chủ nghĩa Khắc Kỷ (trường phái tâm linh, sống khắc khổ).

* ĐEN & TRẮNG :

Trắng là màu tổng hợp các màu khác, trong khi đen hấp thụ toàn bộ các màu kia. Cả hai trường hợp, chúng đều nói lên sự thái quá. Các nền văn hóa đều đánh giá cao hai màu đối chọi này.

Người Trung Hoa mặc toàn đồ trắng để tưởng niệm người qua đời, trong khi người Tây phương mặc toàn đen. Có lẽ màu trắng tiêu biểu cho sự giải thoát người chết, ngược lại màu đen mang ý nghĩa ôm tâm tư đau buồn.

Các màu này hẳn đã chạm thần kinh cảm xúc của chúng ta lại được đánh giá cao trong các nghi thức lễ tiết. Phải chăng màu trắng của y phục, cô dâu tượng trưng cho sự trinh bạch và ước muốn được yêu chiều, trân trọng khi giao tiếp với thế giới bên ngoài. Phải chăng lễ bộ màu đen của chú rể cho phép anh tự do hơn trong cách cư xử ? Màu đen có khả năng hấp thụ mọi màu quanh nó là một dấu hiệu chỉ về trách nhiệm chăng !

Nếu chúng ta trang trí phòng ốc của ta với màu đen và trắng ngay từ đầu ta sẽ để ý đến các chi tiết khác và khiến chúng có ý nghĩa hơn. Thí dụ như có một bức tranh đa sắc treo trên tường một căn phòng toàn trắng thì nó sẽ bất mắt chúng ta chiêm ngưỡng tác phẩm kia thỏa thích chừng nào. Hơn nữa, nểu phòng thiểu điểm tập trung thì người ta sẽ biến thành điểm trung tâm trong một nội thất thuần đen hoặc trắng, cách trang trí này rất kén tình huống dễ thực thi.

b/ Ý nghĩa của màu sắc : 

Áo vàng cam, vàng nghệ của các tu sĩ phật giáo tiềm ẩn trong màu đỏ, Hoàng Gia chọn màu tím trong trang phục xưa được thể hiện bằng đỏ pha tím tựa không gian vô biên, đã gợi ý từ màu xanh dương. Ta hãy kết hợp màu sắc để thực hiện ý định của mình.

Thí dụ, trong văn phòng tôi lót gạch màu hồng, đỏ và đen thành một hình xoắn ốc và màu sắc tôi chọn phản ánh nguyện vọng của tôi. Như tím tượng trưng sự khôn ngoan tài giãi, đỏ nạp năng lượng tinh thần, đen gợi cho tôi sự tiếp thu vô số kiến thức, còn hình xoắn ốc tiêu biểu cho mối liên lạc của chúng ta với mọi trật tự trong cuộc sống và hành trình vô tận vào trí tuệ.