Sách Trang Trí Nội Ngoại Thất Hài Hòa Trong Cuộc Sống

07. Chương 7: Truyền Thuyết Về Bốn Phương

Người Trung Quốc xưa phần đông làm nghề nông, họ có tập quán kính trọng, sợ hãi và quan tâm đến sức mạnh của phương hướng và các sự kiện đụng chạm đến đời sống của họ. Những sự kiện này gồm có mặt trời mọc (phía đông), mặt trời lặn (phía tây), gió lạnh (phía bắc) và ánh nắng ấm áp, (phía nam). Những cơn gió không theo mùa cũng như những ảnh hưởng khác đến từ các hướng (đông bắc, tây bắc, đông nam, tây nam) cũng tác động đến họ.

Phần Ngũ hành chúng ta vừa thảo luận cũng liên quan đến các điểm của la bàn : phía Bắc được ngự trị của nước (thủy), Nam của lửa (hỏa), Đông của cây / gỗ (mộc) và Tây của kim loại (kim). Trái đất (thổ) chiếm giữ vị trí trung tâm được bao bọc bởi các phương hướng và các yếu tố.

Qua quá trình hàng thế kỷ, một bộ phận truyền thuyết và văn hóa dân gian phát triển chung quanh chủ đề của bốn hướng và các hiện tượng của vũ trụ kết hợp với chúng.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

  • Hướng Bắc : 

Hướng này là nhà của Zhen Wu, hắc chiến sĩ, người mặc áo choàng tím đậm tóc dài đen. Hướng Bắc tượng trưng phần âm của các đồ vật và nước cũng thuộc về nó.

Zhen Wu là chúa của phương Bắc và thần của mùa Đông. Ông ta chiếm vị trí trung tâm và là một ngôi vị đáng nể trên bầu trời đêm, Sao Bắc đẩu cùng với tất cả các chòm sao và các vì sao xoay chung quanh bốn mùa. Ông ta là biểu tượng của công lý và sự khôn ngoan của bẩn trời đêm, chỉ vị trí phương Bắc chính xác. Ông ta có loại môn đồ khôn ngoan và trung thành, Rắn thần (biểu tượng cho sự màu mỡ) và Rùa (biểu tượng cho sự trường thọ). Ông ta là vị quan tòa, là người đứng đầu của tất cả các vì sao của vương quốc về đêm. Ông ta quan sát cơn gió mùa phương Bắc buốt thổi tràn qua khắp các cánh đồng làm cho vạn vật lạnh giá và ngừng hoạt động, cũng như mang đến bệnh tật và khổ đau cho mọi người. Ông ta còn có quyền lực tối thượng xua đuổi tất cả các loài vật dữ tợn bỏ trốn đi nơi khác. Tuy thế, ông là vì vua tốt, người kết thúc mùa đông, mang mùa xuân đến và tái tạo lại việc đồng áng.

Trong thuật phong thủy, bất cứ loại cửa nào mở ra ở nhà hướng Bắc đểu không được ưa chuộng và các cánh cổng ra vào, cửa sổ đổi hướng về phía Nam để đón nắng ấm của phương Nam và trung hòa cơn gió lạnh thổi từ phương Bắc đến. Sư băng giá, tuyết phủ vào mùa đông là những lý do khác để người ta không làm nhà về hướng Bắc. Người ta xây các bức tường vững chắc ở phía bên ngoài căn nhà để bảo vệ các hướng cửa đi vào một căn phòng hoặc phòng ngủ có thể chấp nhận được. Do ánh sáng của bầu trời đêm hướng Bắc tốt hơn, chúng ta nên hướng chung vào một mái nhà dốc hoặc vào một góc, đừng để chiếu thẳng vào trên Hấc chiến sĩ. Những ai muốn làm tăng thêm can nhin ấm áp cho tường phía Bắc bên trong căn nhà có thể trang trí thêm một bức tranh có màu đỏ, cam hoặc màu sắc ấm áp khác hoặc trang trí những thứ khác trên tường để trung hòa vị trí lạnh lẽo này. Một lò sưởi sát tường nền hướng Bắc cũng rất tốt.

  • Hướng Nam :

Nơi đây là phần ngự trị của Xích điểu hay Phượng hoàng cũng được gọi là chim lửa. Ở Trung Quốc, phượng hoàng tượng trưng cho giống cái. Nhưng theo phong thủy nó tượng trưng cho Dương lực, mùa Hạ, sự ấm áp và phương Nam đẩy nắng ấm và mang của nó là lửa. Những người nông dân chào đón nẵng ấm để trồng trọt hoa màu cho một vụ bội thu vào mùa thu, nhưng cùng lúc họ cũng sợ loài Xích điển với ánh nắng gắt gao có thể làm khô héo, cằn cỗi mùa màng và đất đai của họ.

Ở cả nội lẫn ngoại phong thủy, hướng Nam là hướng tốt nhất và lành nhất. Theo truyền thống Trung Quốc, các đình chùa và các cấu trúc xây dựng quan trọng đều hướng mặt về phía Nam. Cấm thành ở Bắc Kinh được xây dựng chính xác trên trục Bắc – Nam với tất cả đại sảnh chính đều hướng mặt về phía Nam. Một bức thành khổng lồ được xây bao quanh quẩn thể này cùng với các cổng chính mở về phía Nam và các ngọn đồi nhân tạo được xây ở phía Bắc của nó để cách ly những tai họa đến từ hướng này.

  • Hướng Đông : 

Thanh Long tượng trưng cho hướng Đông cũng là biểu tượng của mùa Xuân. Khi toàn bộ thiên nhiên bắt đầu sống dậy và phát triển. Rồng là con vật thiêng liêng và tốt lành trong truyện dân gian Trung Quốc. Nó tượng trưng cho Hoàng đế và cũng tượng trưng cho phái Nam ở nền văn học cổ Trung Quốc. Cốt của Thanh Long là gỗ (mộc), tương quan với lửa (hỏa) nhưng khắc với đất (thổ) và kim loại (kim). Ở môn ngoại phong thủy, một vùng núi uốn khúc lên xuống được gọi là “rồng”. Ở môn nội phong thủy, một bức tường vững chắc hoặc một bình phong bao bọc một cái bàn, hoặc ghế được đặt ở một vị trí đặc biệt, đôi lúc được cho là có tính cách tương tự như ngọn núi và được xem như là lực đẩy lùi những phần tử không tốt.

Ở môn ngoại phong thủy, nếu có một ngọn núi hoặc đổi nhỏ đằng trước ngôi nhà là rất tốt và tốt hơn nữa nếu có thêm một dòng nước hay con rạch chảy ở phía Đông để nuôi dưỡng khu đất này. Và thế đất ở phía Đông căn nhà (tượng trưng cho Thanh Long) cần phải hơi cao hơn thế đất phía Tây (tượng trưng cho Bạch Hổ) vì rằng theo truyền thuyết Trung Quốc rồng tượng trưng cho Hoàng đế nên nằm ở thế bao quát cao hơn trông xuống. Đôi lúc, các bức họa hay tác phẩm điêu khắc hình con rồng được treo trên tường phía Đông trong nhà khiến cho quỷ thần phải sợ, giúp gia chủ hoặc vượt qua những cảnh xấu như là cột khói, một vật lớn có những cạnh nhọn, một thân cây chết hoặc một nghĩa địa.

  • Hướng Tây : 

Nơi ngự trị của Bạch Hổ, cốt của nó là kim loại (Kim). Con Cọp can đảm này tượng trưng cho mùa thu và tương quan với nước (Thủy), nhưng khắc với Mộc và Hỏa. Nước (Thủy) tượng trưng cho âm và vì thể màu mõ, thịnh, vượng, giàu có và phát triển… Thêm vào đó nước (Thủy) có một hiệu quả đặc biệt trong việc nuôi dưỡng “trung cung” ở bất cứ khoảng trống nào. Các vật có liên hệ với nước : sông, hồ, ao, nước bể nuôi cá, cây mọc dưới nước, bình cắm hoa có nước; các loại bình đựng nước đều có lợi cho hướng Tây. Theo truyền thuyết dân gian Trung Quốc, CỌp thuộc về Dương, nam mạng do đó hỗ tương cho nước (thủy thuộc âm). Truyền thuyết nói rằng Cọp là con vật cao quý, canh giữ cổng Trời Địa Đàng ở phương Tây, một đệ từ trung thành của các vị thần giúp họ xua đuổi ma quỷ.

Trong phong thủy thực hành hiện đại, nước được đặt ở phía Tây của căn phòng mang ý nghĩa có tiền bạc và giàu có. Nhưng một số người cũng cho rằng hướng này tượng trưng sự dồi dào, tình thương và mơ mộng vì rằng nước nuôi dưỡng những sự kiện và các mối quan hệ như thế . Vì thế, bức tường phía Tây và thỉnh thoảng một góc phòng phía Tây Bắc của một phòng ngủ là vị trí rất thích hợp để bài trí những vật có liên quan đến nước. Ở các ngôi chùa, đền thờ, tu viện, các bàn thờ, điện thờ thường được bố trí hướng mặt Về phía Tây, vì rằng người ta thường nói phương Tây cực lạc.