Tư Vấn

Cúng lễ xá tội vong nhân tháng bảy âm lịch

Tín ngưỡng tâm linh đã tồn tại từ rất lâu, giờ đã trở thành một trong những tiềm thức có sẵn của mỗi con người, với một định nghĩa ngày lễ xá tội vong nhân, được coi là một trong số những ngày lễ lớn đối với phật tử Phật giáo. Thường được thực hiện vào khoảng thời gian rằm tháng bảy âm lịch mỗi năm, đằng sau cái tên này chứa đựng những ý nghĩa vô cùng to lớn.

Nếu bạn nghiên cứu về những ghi chép trước kia thì theo như Phật giáo sẽ chia một năm thành ba tiết khác nhau, tiết trung nguyên được coi là bắt đầu từ ngày đầu của tháng bảy âm lịch và được kéo dài tới ngày ba mươi. Người ta không chỉ sử dụng cái tên tiết trung nguyên mà đôi khi người ta còn xem đây là tiết dành cho ma quỷ.

Mặc dù chỉ có mấy chục ngày thôi, nhưng lại có rất nhiều ý nghĩa, theo thời gian thì dân gian gọi tháng bảy âm lịch này là tháng của cô hồn, lúc này diêm vương sẽ cho mở cửa địa ngục để mọi vong hồn đều được tự do đi lại ở trần gian. Với những điều bố thí, làm phúc xuất phát từ người còn sống sẽ là cách để chúng ta giúp cho các cô hồn nhanh chóng được chuyển kiếp, đồng thời còn có thể ngăn chặn vong hồn gây nhiều rắc rối cho người còn sống.

Lễ cúng cô hồn thực ra là lễ cúng xá tội vong nhân

Chỉ là một lễ xá tội vong nhân nhưng bạn có thể sẽ được nghe thông qua nhiều truyền thuyết khác nha, theo một số thì cho rằng vong hồn chúng thường quấy phá người còn sống, nên họ sẽ kêu khóc đến với Đức Phật, từ đó mà vong hồn ma quỷ bị đưa xuống địa ngục, mặc dù vậy nhưng thấy linh hồn cũng có sự đáng thương nên một năm sẽ cho chúng được lên trền gian một lần vào tháng bảy âm lịch.

Vào đúng ngày rằm tháng bảy âm lịch mỡi năm thì đây cũng là ngày cúng lễ xá tội vong nhân, trong khi đó có nhiều người vẫn hiểu đây là ngày lễ cúng cô hồn. Nhưng trên thực tế thì cửa địa ngục được mở ra vào đầu tháng cho tới nửa đêm ngày 14 mà thôi, nên nếu cúng cô hồn thì nên cúng trong khoảng thời gian nửa đầu tháng bảy nên sẽ tránh việc phá quấy đến quỷ.

Nên chúng ta biết được rằng lễ xá tội vong nhân được thực hiện vào ngày rằm tháng bảy âm lịch, cùng với đó thì vào đúng ngày rằm này lại diễn ra thêm một ngày đại lễ lớn nữa là ngày báo hiếu đến từ tín ngưỡng Phật giáo. Do đó mà người ta có thể bị lầm tưởng hai lễ này có tên gọi khác nhau nhưng có cùng một ý nghĩa, nhưng không phải như vậy nha các bạn, bản chất bên trong là hoàn toàn khác nhau, nếu có chung thì chỉ là tổ chức chung một ngày mà thôi. Việc phân biệt này sẽ giúp bạn chuẩn bị lễ cúng được chính xác hơn, dùng đúng lễ vật cúng hơn.