Mặt Dây Chuyền Phật Bà Quan Âm

Danh hiệu của Quán Thế Âm Bồ Tát

Quán Thế Âm Bồ Tát theo tiếng Phạn là Avalokitesvara, nhưng bạn có biết được danh hiệu này được hiểu như thế nào hay không, và chúng ta nên hiểu theo ý nghĩa nào là chính xác nhất đây.

Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu về chữ Quán: có nhiều người viết là Quán, nhưng lại có người viết là Quan, trên thực tế mặc dù là hai cách viết khác nhau nhưng lại có cùng một ý nghĩa, tùy theo điệu mà đọc.

Dựa trên kinh điển của Phật Giáo thì hai chữ này lại có những nghĩa như Quáng tưởng, Quán tưởng niệm Phật, Quán đỉnh trụ, Quán đỉnh, Quán vô lượng thọ kinh, Quán Thế Âm 14 thí vô úy, Quán Thế Âm, …

Chữ Quán Âm: hay có thể gọi là Quán Thế Tự Tại hoặc Quán Tự Tại, được hiểu là việc quan sát và nghe âm thanh của chúng sinh khi gọi đúng tên vị Bồ Tát này, ngài sẽ rủ lòng thương mà cứu giúp cho họ, mang lại sự an lành.

Quan Âm có thể là 6 – 7 – 33, nhưng thường thì có 6 Quan Âm được thể hiện trong sách Phẩm Phổ Môn – kinh Pháp Hoa – kinh Vô Lượng Thọ. Tất cả đều là tôn thể của Quan Âm là đồng thể với tối sơ pháp Bồ Tát của Tây Phương A Di Đà.

Xem thêm các mẫu Mặt Dây Chuyền Phật Bà Quan Âm: 

https://kimtuthap.vn/san-pham/mat-day-chuyen-phat-ba-me-quan-am-bo-tat/

Tín ngưỡng về Quán Thế Âm đó là trong tín ngưỡng tôn giáo, dựa theo sách phẩm Phổ Môn kinh Pháp Hoa thì mỗi khi chúng sanh có khó khăn, thì chỉ cần nhớ mà niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm thì ngay tức thì được ngài nghe thấy và cứu giúp.

Theo tín ngưỡng Trung Quốc thì Bồ Tát Quán Thế Âm rất được tôn thờ và phổ cập, xuất hiện lần đầu là năm Ngũ Phụng thứ 2.

Tín ngưỡng dân gian sùng bái Bồ Tát Quán Thế Âm như một vị nữ thần nên lâu ngày nên hỗn hợp với tính ngưỡng nương nương thân của đạo giáo mà có danh xưng là Quán Âm Nương Nương.

Bồ Tát Quán Thế Âm có tên tiếng Phạn là Avalokitesvara, cũng có thể gọi là Quán Thế Âm Bồ Tát – Quán Tự Tại Bồ Tát – Quán Thế Tự Tại Bồ Tát, gọi tắt là Quán Âm Bồ Tát. Ngoài ra còn có tên khác là Cứu Thế Bồ Tát – Liên Hoa Bồ Tát – Viên Thông Đại Sĩ.

Ngài sử dụng tấm lòng thương xót để cứu giúp cho chúng sinh trở thành bản nguyên của mình, nên ngài còn có danh hiệu là Thánh Quán Thế Âm. Ngoài ra Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong hai vị Bồ Tát đứng hầu bên cạnh Đức Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương Cực Lạc.

Giải sử như chúng sinh đang cần sự cứu giúp thì sẽ tụng niệm danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm thì ngài sẽ lập tức đến ngay. Danh hiệu này của ngài có được là vì đối với mọi cảnh lý sự thì Bồ Tát Quán Thế Âm quan sát một cách sáng suốt – tự tại vô ngại, chính vì thế nên mới có cái tên Quán Tự Tại Bồ Tát là vậy.

Bồ Tát Quán Thế Âm có năng lực thị hiện các loại thân như thân Phật – thân ưu bà tắc – thân trời – thân da xoa -… tùy thuộc mà mục đích và đối tượng cứu độ là như thế nào.

Nói tóm lại là theo từng loại sách ghi chép thì Bồ Tát Quán Thế Âm sẽ có vị trí và thân khác nhau, nhưng điều cuối cùng vẫn là năng lực cứu độ cho chúng sinh.