Mặt Dây Chuyền Phật Tổ Như Lai Thích Ca Mâu Ni

Đời sống của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Khi đức vua Tịnh Phạn trị vì vương quốc của bộ tộc Thích Ca thì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được sinh ra đời, được tới bảy bông hoa sen đỡ bước, một tay hướng thẳng lên trời, tay còn lại hướng xuống dưới đất và nói rằng: thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn. Tức là trên trời dưới đất, chỉ có trí tuệ siêu phàm của bậc giác ngộ mới là tôn quý.

Đức vua vô cùng yêu quý vị hoàng tử này, chính vì thuộc bộ tộc này mà sau này ngài mới có hiệu là Thích Ca Mâu Ni tức bậc thánh của bộ tộc Thích Ca, ngài có tới 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp thánh nhân.

Thái Tất Đạt Đa, tức cha của Đức Phật, ông được nuôi dạy một cách toàn diện các mặt, từ văn tới võ, trong một số tài liệu có nói rằng chỉ mới 7 đến 12 tuổi thì đã học được năm môn học và 4 sách Thánh Veda, năm 13 tuổi học võ, sức khỏe phi thường các môn võ khác nhau.

Tới khi được 17 tuổi thì kết hôn với công chúa Da Du Đà La xinh đẹp và sinh được người con trai tên La Hầu La, người con ấy sống cuộc đời hạnh phúc trong nhung lụa, không biết đến sự bất hạnh là gì.

Tuy nhiên vị thái tử này là có khả năng suy nghĩ sâu xa và tình thương từ lúc nhỏ, sống trong cung điện nhưng thái tử vẫn suy nghĩ về hạnh phúc vô thường.

Thế là một ngày kia thái tử ra ngoài thành và tiếp xúc với nhiều điều ghê sợ, gặp được đủ thứ người, kể cả xác chết, cuộc gặp cuối cùng là một người tu sĩ với dung sắc giải thoát và khoan thai đi trên đường. Lúc ấy thái tử nhận thấy rằng dù là con của đức vua nhưng vẫn phải già đi, cũng sẽ chết, chỉ có đi đến giác ngộ thì mới ngăn chặn được sự bất hạnh, đây cũng là lúc thái tử có quyết tâm nuôi dưỡng việc xuất gia đi tu cầu đạo.

Một thời gian sau thái tử đã thực hiện điều này để cứu giúp cho mọi chúng sinh không gặp cảnh sinh – lão – bệnh – tử, mọi vật đều được hạnh phúc muôn đời.

Cũng vào thời điểm này thì trong nước có nói tới tập tục tu hành đầu đạo phải kiên trì tu khổ hạnh và ép xác, thái tử cũng thực hiện điều này 6 năm trong rừng, mỗi ngày ăn 1 hạt mè – 1 hạt gạo – kiên trì tới khi người người còm dơ xương, sức khỏe giảm sút. Cuối cùng ngài đã nghiệm ra rằng việc kiên trì khổ hạnh khiến chân lý tối hậu như càng lùi ra xa – suy nghĩ lu mờ – cơ thể yếu ớt, đây không phải là đường thoát khổ.

Sau đó thải tử đã trở lại bình thường, sau lại tiếp 49 ngày ngồi yên tu tập, đến phút cuối thì ngài đã giác ngộ thành Phật dưới cây Bồ Đề, vào thời điểm 35 tuổi đã thành Đức Phật.

Khi ngài chứng quả thì Đức Phật đi giáo hóa chúng sinh, có nhiều đệ tử, sau khi Đức Phật thọ nhận buổi cúng dường của người thợ rèn Thuần Đà, ngài nói rằng: đây là buổi thọ trai cuối cùng của Như Lai trên thế gian này, khoảng khắc sau, Phật hiện tướng bệnh tật để nhắc nhở các hàng đệ tử không quên sự vô thường trong đời sống.