Kiến thức

Đơn vị tiền Tệ Việt Nam

Đa phần mỗi một quốc gia đều có đơn vị riêng, chỉ có một vài đất nước sử dụng đơn vị tiền quốc tế.

Đồng tiền được dùng với chức năng là thanh toán, dựa trên quy định về pháp luật. Đơn vị tiền tệ được sử dụng để phân biệt tiền của các quốc gia, đồng thời phải kèm với tên của quốc gia đó, nguyên nhân là vì có những đồng tiền trên thế giới được nhiều quốc gia sử dụng chung.

Xem thêm về Đồng Xu Phong Thủy: https://kimtuthap.vn/san-pham/dong-xu-phong-thuy-viet-nam/

Đồng, đơn vị tiền tệ Việt Nam:

Đồng là đơn vị tiền tệ của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ký hiệu quốc gia là đ, ký hiệu quốc tế VND. Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất được quyền phát hành tiền, được sử dụng làm phương tiện thanh toán trong lãnh thổ đất nước.

Trước đây đơn vị Xu và Hào được sử dụng, trong đó 1 đồng bằng 10 hào, 1 hào bằng 10 xu, tuy nhiên vì giá trị nhỏ nên hiện tại không được sử dụng nữa.

Tiền kim loại có mệnh giá 200đ – 500đ – 1000đ – 2000đ – 5000đ, tuy nhiên vào năm 2011 thì đã ngừng lưu hành. Nguyên nhân là do người dân không có thói quen sử dụng tiền xu, hơn nữa về trọng thì nặng mà giá trị lại nhỏ, việc mang theo bên người không thuận lợi, dễ bị đánh mất. Đặc biệt có một số trường hợp do đồng xu quá nhỏ nên các em be đã nuốt phải. Ở nước ta không có nhiều phương tiện thanh toán bằng tiền xu, do đó trong quá trình thanh toán thường ngày không được sử dụng.

Hiện tại thì đồng tiền lưu hành là dạng tiền giấy, mức giá là 500đ – 1.000đ – 2.000đ – 5.000đ – 10.000đ – 20.000đ – 50.000đ – 100.000đ – 200.000đ – 500.000đ.

Đơn vị tiền tệ Việt Nam:

Trước đây do đồng tiền được làm bằng kim loại đồng, thế nên chữ hán văn mới gọi tên là Đồng Tiền, sau đó vào thời Pháp thuộc đổi thành Đồng.

Thời phong kiến gọi là Văn – Mạch – Mân – Cưỡng, được đục lỗ vuông chính giữa, vì thế người ta dễ dàng xâu lại, rồi gọi là Bách – Mân – Cưỡng – Quán.

Phía trên đồng tiền có viết là Văn Tiền, chữ Văn tương tự chữ Đồng, dùng để đếm số lượng tiền.

Chữ Mạch là dạng viết của từ Bách, được hiểu là một trăm.

Chữ Mân – Cưỡng – Quán dùng để chỉ dây dùng xâu tiền lại, sau này chuyển dần thành đơn vị đếm tiền.

Đồng hiện tại không những dùng để chỉ tiền trong nước, mà đôi khi được dùng để chỉ tiền của nước ngoài.

Lịch sử đồng tiền Việt Nam:

Thời kỳ Pháp Thuộc:

Tên là Đồng theo tiếng Việt, tuy nhiên đây là đơn vị tiền cho một khu vực nên gọi là Piastre. Trong thời kỳ này đồng tiền của các vị vua vẫn được lưu hành.

Ngân hàng Đông Dương sẽ là đơn vị phát hành tiền, đầu tiên là đồng bạc Mexico, sau này đổi thành tiền giấy.

Năm 1930 cải cách tiền tệ, đồng bạc Đông Pháp có giá trị là 655 miligam vàng, không còn hoàn toàn là bạc nữa.

Giai đoạn sau cách mạng tháng 8:

Thời kỳ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nên đã tiến hành phát hành tiền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Với một mặt là hình nông công binh, cùng với chữ số Arab – chữ quốc ngữ – chữ hán – chữ lào – chữ khmer, có chữ ký của bộ trường tài chính Phạm Văn Đồng và Lê Văn Hiếu.

Thời kỳ này nhân dân gọi là giấy bạc tài chính, bao gồm mệnh giá 1 đồng – 10 đồng – 20 đồng – 50 đòng – 100 đồng – 100 đồng – 500 đồng – 1000 đồng – 5000 đồng.

Giai đoạn 1954 đến 1975:

Đất nước phân thành hai miền nam và bắc, thuộc hai chế độ khác nhau, tiền cũng khác nhau, tuy nhiên có tên gọi chung là Đồng.

Sau năm 1975:

Đồng tiền của miền nam đổi là tiền giải phóng, đến năm 1978 mới chính thức thống nhất về mặt hành chính, thế nên có một cuộc đổi tiền, với 1 đồng tiền miền bắc bằng 1 đông tiền thống nhất.

Tỷ giá hối đoái đồng tiền Việt Nam:

Cũng tương tự như một số quốc gia, ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng hướng tỷ giá hối đoái theo cách thức thả nổi có kiểm soát.

So sánh chung về các đơn vị tiền tệ, Việt Nam Đồng nằm ở mức chuyển đổi thấp, không thể sử dụng để thanh toán quốc tế.

Các mệnh giá tiền hiện đang lưu hành:

Qua rất nhiều lần thay đổi, ngân hàng nhà nước Việt Nam hiện tại đã áp dụng kỹ thuật đông nghệ mới trong quá trình in tiền, không chỉ đảm bảo chất lượng, mà còn chống được tiền giả và giảm được chi phí xuống mức thấp nhất.

Năm 2003 đến 2006 đã hoàn tất quá trình thay đổi và bổ sung mệnh giá thanh toán được lưu hành, trong đó tiền polymer có mệnh giá là 500.000đ – 200.000đ – 100.000 đ – 50.000đ – 20.000đ – 10.000đ, tiền giấy mệnh giá 5.000đ – 2.000đ – 1000đ – 500đ.