Đức Phật A Di Đà có thật hay không? - Đá Thạch Anh Kim Tự Tháp Đức Phật A Di Đà có thật hay không? - Đá Thạch Anh Kim Tự Tháp

Đức Phật A Di Đà có thật hay không?

Đức Phật A Di Đà có thật hay không?

Đức Phật A Di Đà có thật hay không, cùng với đó là khi chúng ta niệm danh Đức Phật A Di Đà thì có được về thế giới Tây Phương Cực Lạc như ngài từng nói hay không.

Có rất nhiều cuộc thảo luận cũng như tranh luận về vấn đề này, do đó chúng ta cần phải phân biệt được hai định nghĩa Đức Phật Lịch Sử và Đức Phật Tôn Giáo là như thế nào.

Xem thêm các mẫu Mặt Dây Chuyền A Di Đà: 

https://kimtuthap.vn/kim-tu-thap-chuyen-cung-cap-mat-day-chuyen-mat-day-chuyen-phat-di-da/

Đức Phật Lịch Sử: dùng để ấm chỉ Đức Phật Thích Ca, là một con người thật, trải qua quá trình tu tập mới trở thành một người tuệ giác đầu tiên trong lịch sử tư tưởng của con người, tại độ tuổi 35 và ông mất khi hưởng thọ 80 tuổi.

Chính vì thế mà Đức Phật Lịch Sử cũng như là chúng ta vậy thôi, cũng mắc phải những sai lầm khi tu hành, cũng gần chết vì quá trình tu khổ hạnh, sau cùng mới tìm được con đường tu đạo và trở thành người giác ngộ đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

Nếu lấy nơi chúng ta đang sống làm hệ quy chiếu thì thì chỉ có một Đức Phật Lịch Sử duy nhất đó là Đức Phật Thích Ca.

Đức Phật Tôn Giáo: xuất hiện vào thời kỳ Phật Giáo Đại Thừa khoảng thế kỷ thứ nhất trước tây lịch, lên tới đỉnh điểm là vào giai đoạn thế kỷ thứ nhất tây lịch.

Trong Đại Thừa tồn tại hai trường phái một là Đại Thừa Ấn Độ gồm có tông Du Già truyền bá về Duy thức học – tông Trung quán truyền bá về trí tuệ phá chấp. Hai là trường phái Đại Thừa Trung Quốc với 10 tông phái Phật Giáo Trung Quốc và ảnh hưởng tới các nước theo Đại Thừa.

Lúc đó Đại Thừa Trung Quốc đề cao Đức Phật Tôn Giáo, và cả Đức Phật Thích Ca, sau đó mở rộng thêm số lượng các Đức Phật chẳng hạn như Tam Thiện Phật – Vạn Phật.

Đức Phật A Di Đà xuất hiện từ Phật Giáo Đại Thừa Ấn Độ, kinh A Di Đà có gốc từ tiếng Sanskrit tại Ấn Độ, thể hiện là một biểu tượng sâu sắc.

Do đó Tây Phương Tịnh Độ hay Đức Phật A Di Đà không quan trọng, điều cần thiết là ở bản thân mỗi người chúng ta, thoát khỏi được tham – sân si, làm những việc công đức, mở rộng tín ngưỡng, cốt lõi của chính niệm và chính định trong bát chính đạo.

Chữ A Di Đà được hiểu là nguồn trí tuệ không có giới hạn tức là vô lượng quang. Dựa trên 48 lời đại nguyện trong Tịnh Độ tông của Trung Quốc không phải của Đức Phật A Di Đà, mà là lời nguyện của thầy tỳ kheo Pháp Tạng khi còn là phàm tăng, giống như những người tu hành khác mà thôi.

Nói tóm lại thì việc tu theo Tịnh độ tông phải dựa vào kinh A Di Đà và kinh niệm Phật Ba la mật. Đức Phật từng dạy rằng: hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, hãy tự mình xây dựng hòn đảo cho chính mình, không nương từa vào một ai khác, không lệ thuộc vào bất cứ cái gì khác, lấy chính pháp và đạo đức làm nơi nương tựa.

Bình luận

comments


Bạn cần hỗ trợ?
1