Bát Quái

Dùng Gương Bát Quái đúng phong thủy

Gương Bát Quái được sử dụng phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, mang nhiều ý nghĩa và tác dụng liên quan tới phong thủy, tuy nhiên việc sử dụng không chính xác sẽ dẫn tới hậu quả vô cùng nghiêm trọng, thậm chí mang đến tác dụng ngược.

Hình thức Gương Bát Quái: được thể hiện thông qua một mô hình, với dữ liệu là tám quẻ đơn của Bát Quái, có thể được làm bằng chất liệu đồng hoặc là thủy tinh, có hình tám cạnh, mỗi cạnh như vậy sẽ là một quẻ với ba hào chồng lên nhau.

Hào này được phân ra làm hai loại, vạch liền nét đại diện cho hào Dương, vạch đứt nét đại diện cho hào Âm. Cụ thể cho các quẻ Bát Quái thì sẽ được ký hiệu như sau: quẻ Càn có 3 vạch liền – quẻ Đoài có 1 vạch đứt phía trên và 2 vạch liền phía dưới – quẻ Ly có 1 vạch đứt ở giữa và phía trên dưới là 2 vạch liền – quẻ Chấn là 1 vạch đứt ở giữa và trên dưới là 2 vạch đứt – quẻ Tốn với 2 vạch liền ở trên và 1 vạch đứt phía dưới – quẻ Khảm với 1 vạch liền ở giữa và trên và dưới là 2 vạch đứt – quẻ Cấn 1 vạch liền ở trên và 2 vạch đứt phía dưới – quẻ Khôn là 3 vạch đứt.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Ở vị trí chính giữa của Gương Bát Quái thường được biểu thị bằng hình trong Thái Cực, giả sử như hình tròn này phẳng đều với toàn bộ mặt gương thì gọi là Gương Bát Quái phẳng, nếu hình tròn ở giữa dạng cầu lồi thì gọi là Gương Bát Quái lồi, ngược lại nếu lõm thì gọi là Gương Bát Quái lõm. Chính vì sự phân chia thành các loại khác nhau mà tác dụng cũng sẽ khác nhau.

Gương Gương Bát Quái Phẳng: được chia thành hai dạng là Tiên Thiên và Hậu Thiên, sự khác nhau của hai loại này đó chính là vị trí sắp xếp các quẻ Bát Quái ở các vị trí khác nhau, cụ thể thì dạng Tiên Thiên được xếp theo quẻ Phục Hy, còn lại thì xếp theo quẻ Chu Văn Vương.

Để dễ dạng trong việc phân biệt hai loại Gương Bát Quái Phẳng này, thì chúng ta để ý đến các quẻ Bát Quái, đối với gương Tiên Thiên thì quẻ Càn nằm ở vị trí trên cùng ở giữa và quẻ Khôn thì đối xứng nằm ở phía dưới cùng. Còn đối với gương Hậu Thiên thì quẻ Ly nằm ở trên cùng và quẻ Khảm thì nằm ở dưới cùng.

Tác dụng chính của Gương Bát Quái Phẳng là hóa giải hướng nhà thất cách và phạm vào phong thủy, nghĩa là hướng của nhà ở không hợp với mệnh của gia chủ. Giả sử như gia chủ thuộc nhóm mệnh Đông Tứ Mệnh, nhưng nhà ở lại được chọn theo Tây Tứ Trạch thì sẽ phạm các các cung xấu. Việc hóa giải này vô cùng cần thiết, vì nếu không sẽ ảnh hưởng xấu về tài lộc, thường mắc bệnh, thất bại trong công việc, tán gia bại sản, nguy hiểm nhất là gây hại cho tính mạng.

Với trường hợp nhà ở phạm phong thủy hướng thì việc làm đơn giản đó chính là sử dụng Gương Bát Quái Phẳng để giải quyết.

Sử dụng Gương Bát Quái:

Dựa theo một số nhà chuyên môn thì khi sử dụng Gương Bát Quái thì chúng sẽ phát ra một luồng khí hướng ra phía ngoài, nhờ đó có thể thay đổi được dòng khí trong nhà ở, bằng việc đổi hướng xấu thành hướng tốt, nguyên lý là biến quẻ du niên Bát Quái.

Chẳng hạn như gia chủ Đông Tứ Mệnh mà hướng nhà thuộc Tây Tứ Trạch và ngược lại, thì sẽ sử dụng Gương Bát Quái Tiên Thiên. Đối với gia chủ là người thuộc Tây Tứ mệnh thì nên treo gương với quẻ Càn lên phía trên, ngược lại với người Đông Tứ Mệnh thì lại treo quẻ Ly ở trên. Nguyên nhân là khi du niên Bát Quái phối với mệnh quái của chủ nhà sẽ hình thành nên được bốn cung tốt.

Trên thực tế nếu như bạn ra các cửa hàng mùa Gương Bát Quái, thì những sản phẩm này đã được gắn sẵn vị trí móc để treo rồi, do đó khi lựa chọn bạn cần phải chú ý về mệnh của mình để có được một chiếc gương hợp với tuổi của mình.

Chọn nơi treo Gương Bát Quái: vị trí được lựa chọn nhiều nhất để treo đó chính là ở cổng và cửa chính của ngôi nhà, riêng đối với nhà nhiều tầng thì không nhất thiết phải treo ở tầng trệt, mà tầng nào cũng như nhau, nhưng không nên đặt ở những nơi có dòng sát khí hay những luồng khí hỗn loạn như phòng làm việc, vì điều này sẽ rất nguy hiểm.