Bát Quái

Dùng Kinh Dịch để dự đoán vận mệnh

Kinh Dịch được xem là bộ sách kinh điển từ xưa cho tới bây giờ, chính vì thế có rất nhiều nhà nghiên cứu đã bỏ công bỏ sức để tìm hiểu, nhưng để hiểu được hoàn toàn ý nghĩa sâu sắc thì chắc là chưa có ai.

Có thể nói Kinh Dịch được các nước Á Đông biết đến nhiều nhất, họ tin rằng mọi vật đều bắt nguồn từ đó mà ra, là khởi đầu của mọi gia đình, là tiêu chí của sự phát triển xã hội. Kinh Dịch tác động tới nhiều tầng lớp khác nhau từ đạo giáo – nho giáo – đông y – số thuật – triết học – dân gian – số thuật.

︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾

 Vòng tay Đá Phong Thủy tự nhiên

 ︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽

Hiểu về Kinh Dịch:

Một bộ sách kinh điển, là sự kết hợp của triết học cổ đại cũng như khoa học tự nhiên và xã hội, là bách hoa toàn thư. Trải qua lịch sử hàng ngàn năm vẫn tạo ra ảnh hưởng vô cùng lớn trong nhiều lĩnh vực đời sống của con người ngày nay.

Kinh Dịch xuất hiện vào khoảng ba ngàn năm trước, theo đó Kinh Dịch được hình thành do các quái hay quẻ và hào hợp thành. Có tất cả là 64 quẻ, mỗi quẻ sẽ có sáu hào, chính vì thế mà có 384 hào.

Truyện dịch thì có mười dực hoặc cánh, mười thiên: thoán thường – thoán hạ – tượng thượng – tượng hạ – văn ngôn – hệ từ thượng – hệ từ hạ – thuyets quái – tự quái – tạp quái. Đây được xem là phần chú thích bổ sung cho Kinh Dịch.

Bộ sách Kinh Dịch được cho là của tứ thánh Phục Hy – Văn Vương – Chu Công – Khổng Tử mà thành, trong đó Phục Hy tạo ra bát quái, Văn Vương tại ra quái từ, Chu Công tạo ra hào từ và Khổng Tử tạo thành truyện dịch.

Điểm cốt lõi của Kinh Dịch: được nằm trong thuyết Tam Dịch bao gồm Giản Dịch – Biến Dịch và Bất Dịch.

Giản dịch để nói đến sự vật hiện tượng có tính kỳ diệu và phức tạp, khi con người đạt tới được thì sẽ biến đổi thành đơn giản và nằm trong khả năng có thể xử lý được.

Biến dịch là nói đến việc mọi sự vật hiện tượng mỗi lúc đều có sự thay đổi và phát triển, nếu không có những điều này thì vũ trụ không thể nào tồn tại được.

Bất dịch là có những điều không hề thay đổi, chính là cái có thể biến ra vạn vật là bất biến, quy luật của sự biến đổi là vĩnh viễn bất biến. Tạo nên được trạng thái cân bằng.

Cách hiểu Kinh Dịch:

Kinh Dịch được thể hiện dưới dạng bát quái, bát quái được thể hiện dựa trên 64 quẻ. Bát quái là do tám quẻ đơn là Càn – Đoài – Ly – Chấn – Tốn – Khảm – Cấn – Khôn tạo thành, sau đó sẽ đưa ra được 64 quẻ.

Cụ thể thì Càn tức là Thiên, Khôn là địa, Đoài là thủy, Ly là thái dương, Chấn là lôi, Khảm là nguyệt, Cấn là sơn, Tốn là phong. Tương đương với trời – đất – nước – mặt trời – sấm sét – trăng – núi – gió.

Nếu bạn đọc trong sách Kinh Dịch thì sẽ có ký hiệu là một vạch liền thể hiện cho hào Dương, còn đứt chẵn thể hiện cho hào Âm. Với Âm và Dương hợp lại thành một quẻ. Đi sâu hơn một chút thì 1 quẻ có 6 hào, đó là 3 hào Dương và 3 hào Âm tạo thành, hay cũng có thể là 1 hào Âm và 2 hào Dương tạo thành, hoặc là 1 hào Dương và 2 hào Âm hợp thành.

Chẳng hạn như đối với quẻ hào của càn Khôn được thể hiện dưới dạng ba vạch liền sếp từ dưới lên trên.

Kinh Dịch có tư tưởng là Thái Cực và Bát Quái, Thái Cực được xem là phần chính giữa, có bốn quẻ bốn góc thể hiện cho sự cân bằng của Âm và Dương, đối với quẻ Càn thể hiện cho trời, quẻ Khôn thể hiện cho đất, quẻ Khảm thể hiện cho mặt trăng và nước, quẻ Ly thể hiện mặt trời và lửa, đối với nhưng quẻ khác thì thể hiện cho sự giàu có – sức sống – trí tuệ và điều tốt.

Thái Cực sinh ra lương nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Âm Dương là yếu tố khởi đầu, Âm Dương có thể nhận biết lẫn nhau, nuôi dưỡng lẫn nhau. Còn tứ tượng là thiếu dương – lão dương – thiếu âm – lão âm.

Kinh dịch chia ra hai thành phần: đó là Tiên Thiên bát quái và Hậu Thiên bát quái.

Tiên Thiên bát quái còn có thể hiểu là Phục Hy bát quái, tức là dùng con số đặt theo một thứ tự như sau Càn nhất – Đoài nhị – Ly tam – Chấn tứ – Tốn ngũ – Khảm lục – Cấn thất – Khôn bát. Đây cũng được gọi là Tiên Thiên Bát Quái Số.

Hậu Thiên bát quái còn được hiểu là Văn Vương bát quái, với cách sắp xếp như sau: Khảm nhất – Khôn nhị – Chấn tam – Tốn tứ – Trung ngũ – Càn lục – Đoài thất – Cấn bát – Ly Cửu.

Với sự phân chia thành hai loại như vậy để chúng ta có thể hiểu được khi mà vạn vật chưa được tạo thành sẽ là Tiên Thiên, còn sau khi mọi vật được tạo dựng là Hậu Thiên. Chẳng hạn như thai nhi chưa được sinh ra tức là Tiên Thiên, còn khi được sinh ra là Hậu Thiên.

Môt vài chữ trong Kinh Dịch: một bộ sách Kinh Dịch có rất nhiều câu chữ, thế nhưng trong đó cũng có một vài chữ khó đọc, chẳng hạn như:

Phệ hay quẻ phệ, dùng để xem được điều tốt và điều xấu, ngắn hoặc dài.

Trinh là quẻ trinh, dùng để thể hiện cho những điều may mắn.

Thoán là quẻ thoán hiểu là lợn chạy thoát.

Quái là quẻ quái tức là quyết.

Đoài là quẻ đoài, biểu thị cho niềm vui sự hạnh phúc lây lan sang những người khác.

Hào có thể là cách vạch có dài có ngăn hình thành nên quẻ bát quái.

Công dụng từ Kinh Dịch:

Kinh Dịch được đúc kết thể hiện cho cách hiểu cũng như là kinh nghiệm theo dòng thời gian của con người, lĩnh vực rộng, bao gồm mọi tri thức, trong đó nổi bật có ba thành phần mà chúng ta cần quan tâm.

Bát quái, Văn Vương 64 quẻ, thấy được vũ trụ vạn vật, thế giới bao la rộng lớn.

Ngũ hành được xem là những yếu tố tạo dựng nên mọi thứ.

Âm Dương là nhân tố mà mọi vật đều phải có, cần phải được cân bằng một cách hài hòa và phát triển đi lên.

Kinh Dịch dùng để dự đoán:

Kinh Dịch cũng là một môn khoa học, hiện tại vẫn chưa có đủ kiến thức, trong đó bát quái thể hiện được hình thái của một khoảng thời gian nào đó, có thể là quá khứ – hiện tay hoặc tương lai.

Với một quẻ được thể hiện sẽ bao gồm cả ba thời điểm , dựa trên ba đường tròn bát quái, chúng ta dùng Kinh Dịch sẽ dựa vào hiện thực để xác định thời gian và tìm ra con đường đi đến kết luận.