Quả cầu đá Fluorite

Giới thiệu về Đá Fluorite

Fluorite là một trong những tinh thể phổ biến và dễ kiếm nhất, chúng được các nhà khoáng vật học và nhà tâm linh ngoại cảm rất ưa chuộng. Nó có cấu trúc khá giống với các ma trận hoặc có lúc lại là những khối lập phương chồng chéo xếp lên nhau tựa như một thành phố thu nhỏ. Fluorite là một món quà sáng tạo phi thường của Thiên nhiên, đẹp và sáng, trong suốt, chúng thường có màu sắc rực rỡ. Nó mang một tần số ổn định, có tính trật tự nhưng lại trật tự theo 1 cách riêng biệt và hỗn loạn. Các nguồn năng lượng phân tán, tách rời lại tạo thành sự gắn kết và hài hòa. Tổng quan thì Fluorite hỗ trợ tâm linh, suy nghĩ, tập trung và sức sáng tạo, nó cân bằng trong mọi khía cạnh trong cuộc sống.

Được biết đến như là “Hòn đá trí tuệ”, Fluorite đại diện cho trạng thái tinh thần cao nhất.. Năng lượng của nó kích thích điện tích của các tế bào não, thu hút sự phát triển trí não vì nó giúp cân bằng hai bán cầu não với nhau và làm các nơron thần kinh thức tỉnh, mở rộng ý thức, thúc đẩy tâm trí. Nó tạo ra sự sáng tạo và cung cấp một phạm vi vô hạn cho mọi ý tưởng.

Fluorite rất đa dạng về màu sắc, và mỗi màu sắc của chúng mang lại năng lượng và ý nghĩa cũng rất khác nhau, nhưng nhìn chung thì tất cả đều phục vụ cho tinh thần, chúng mang năng lượng của trí tuệ và sự uyên bác nên có thể nói rằng, nó là một tinh thể tuyệt vời để kích thích não bộ.

Được mệnh danh là “khoáng chất đa màu sắc”, Fluorite có rất nhiều sắc thái khác nhau: Xanh lá cây, vàng, xanh dương và thường là ở dạng trong suốt, mặc dù các màu như hồng, đỏ, trắng, nâu và đen cũng xuất hiện nhưng chúng thường xuất hiện ở các vân, dải khi nhiều màu sắc hợp lại. Màu sắc đặc trưng của Fluorite được tạo thành là do các tạp chất bên trong đá tiếp xúc với bức xạ kết hợp với cấu trúc nhiều lỗ hổng của đá tạo thành. Là một trong những tinh thể được sử dụng đầu tiên cho quá trình nghiên cứu về hiện tượng huỳnh quang nên cái tên “Fluorite” cũng được bắt nguồn từ đó. Tuy nhiên thì hiện tượng “huỳnh quang” này sẽ xảy ra ở một số loại Fluorite chứ không phải tất cả, là khi các tạp chất trong Fluorite như  itru, xeri, europium, hoặc các nguyên tố đất hiếm khác phản ứng thế cho canxi trong cấu trúc khoáng vật. Bởi vậy, chúng được xem là có khả năng phát quang hoặc phát quang nhiệt khi có xúc tác của lửa ( phản ứng nhiệt).

Fluorite có trong thành phần của các đá trầm tích lớn, chúng thường là các chất trám mạch trên đá trải qua quá trình phản ứng với  hydrothermal và bám trên các quặng kim loại như chì, kẽm, bạc, galena hoặc sphalerite. Có đôi khi chúng được tìm thấy cùng Thạch anh và Canxit hay xuất hiện cùng các khoáng chất sơ cấp hoặc thứ cấp khác như đá cẩm thạch, granit và đá vôi.

Tên gốc của Fluorite gọi là Fluorspar hoặc Fluorospar, chúng là một khoáng chất công nghiệp với nhiệt độ nóng chảy thấp bắt nguồn từ tiếng Latinh “fleure” có nghĩa là “dòng chảy” . Nó được sử dụng như một chất xúc tác trong quá trình luyện thép và luyện nhôm. Nó có nhiều ứng dụng trong công nghiệp như gốm sứ, tráng men, làm thủy tinh và hóa học như là nguồn sản sinh ra các hóa chất  florua, flo và axit flofluoric.

Fluorite ngày nay được sử dụng để chế tạo các ống kính quang học hàng đầu cho máy ảnh, kính hiển vi và kính thiên văn. Thuật ngữ “Fluorpar” vẫn thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp và hóa học, trong khi cái tên “Fluorite” được sử dụng cho tài nguyên khoáng vật.