Bát Quái

Hậu Thiên Bát Quái

Dựa trên những gì được ghi chép lại và tổng hợp, thì Hậu Thiên Bát Quái được cho là do Văn Vương tạo nên, nội dung bên trong dùng để thể hiện vạn vật phản ánh vạn vật bên trong vũ trụ vào thời điểm mới được hình thành, điều này được thể hiện trong cuốn sách Kinh Dịch.

Chu Văn Vượng được biết đến là một nhà vua, vua của các chư hầu ở phía Tây vào cuối thời nhà Thương, nghe nói là đã từng bị giam, nhờ đó ông đã dựa vào Tiên Thiên Bát Quái mà hình thành nên Hậu Thiên Bát Quái, hoặc hiện nay chúng ta hay gọi là Văn Vương Bát Quái.

Xem các mẫu Trụ Đá Phong thủy: http://kimtuthap.vn/san-pham/tru-da-thach-anh-phong-thuy/

Hậu Thiên Bát Quái hay Văn Vương Bát Quái đều là một, theo đó phần phương vị sẽ được hình thành theo thứ tự là Ly – nam, Khảm – bắc, Chấn – đông, Đoài – tây, Cấn – đông bắc, Khôn – tây nam, Càn – tây bắc, Tốn – đông nam. Cùng với sự thay đổi của 4 mùa trong năm, đó chính là sự sinh tưởng của mọi vật trong vũ trụ.

Khi nói tới Hậu Thiên Bát Quái là nói tới quá trình biến đổi và vận động của mọi vật tồn tại trong vũ trụ, hơn nữa còn thể hiện được sự tương quan trong mối quan hệ giữa mặt trời – mặt trăng – trái đất, đây là nơi coi con người và trái đất là phần trung tâm để xem xét và miêu tả cho vũ trụ.

Thứ tự hình thành và ý nghĩa của Hậu Thiên Bát Quái:

Chấn tức là Đông, hướng Đông thuộc ngũ hành Mộc, Mộc vượng thì sẽ thể hiện cho mùa xuân. Gồm có ba sơn là Giáp – Mão – Ất.

Tốn tức là Gió, gió thuộc ngũ hành Mộc, ở hướng Đông Nam, khi mọi vật đang phát triển rơi vào thời điểm giáp mùa giữa mùa xuân và hạ. Gồm có 3 sơn là Thìn – Tốn – Tỵ.

Ly được hiểu là mặt trời, thuộc ngũ hành Hỏa, nằm ở hướng Nam thuộc Hỏa, khi Hỏa vượng sẽ rơi và mùa hạ, cây cối phát triển tốt hơn. Gồm có 3 sơn. Gồm có 3 sơn là Bính – Ngọ – Đinh.

Khôn được hiểu là mặt đất thuộc nhu, là ngũ hành Thổ, ở hướng Tây Nam, rơi vào cuối của mùa hạ và bắt đầu của mùa thu, lúc này cây sẽ rụng lá, nhận dinh dưỡng từ trong lòng đất. Gồm 3 sơn Mùi – Khôn – Thân.

Đoài là ngôn luận thể hiện niềm vui, ở hướng Tây tương ứng với mùa thu, khi Kim vương sẽ rơi vào thu. Gồm 3 sơn Canh – Dậu – Tân

Càn là tính cương thuộc ngũ hành Kim, hướng Tây Bắc, ứng với cuối mùa đông, không khí lạnh giảm dần, lúc này cây cối sẽ gãy rụng. Gồm 3 sơn Tuất – Càn – Hợi.

Khảm là nước và mặt trời, ở hướng Bắc, thuộc ngũ hành Mộc, mọi vật nghỉ ngơi để có sức sống. Gồm 3 sơn Nhâm – Tý – Quý.

Cấn là kết thúc hoặc là dừng lại, hướng Đông Bắc, các mùa trong năm sẽ lặp lại vào thời điểm giao của mùa đông và xuân, mọi thứ ngừng biến đổi và phát triển. Gồm 3 sơn Dần – Cấn – Sửu.