Mặt Dây Chuyền Phật Văn Thù Bồ Tát

Hình ảnh của Phật Văn Thù Bồ Tát

Mỗi một vị Phật bản mệnh đều được diễn tả bằng những hình tượng cụ thể để mọi người dễ dàng phân biệt, cũng như hiểu được ý nghĩa của vị Phật ấy, không chỉ được miêu rả bằng hình tượng bên ngoài mà đến cả nét mặt cũng được diễn tả rất chi tiết.

Theo như những gì được ghi chép lại thì Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát với một tay thì cầm thanh kiếm, còn tay kia thì cầm kinh Bát Nhã, phía trên đầu có tới năm cái xoáy, ngồi trên lưng của một con sử tử. Đôi khi ngài cũng được thể hiện bằng những nét mặt trang nghiêm, hình thể trẻ trung, một con người toát lên nguồn năng lượng. Với tư thế ngồi kiết già trên đài sen.

Xem thêm các mẫu Mặt Dây Chuyền Văn Thù Bồ Tát: 

https://kimtuthap.vn/kim-tu-thap-chuyen-cung-cap-mat-day-chuyen-van-thu-bo-tat-mat-phat-ban-menh-cho-nguoi-tuoi-mao/

Mặc dù có nhiều cách diễn tả Phật Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát khác nhau, như chung quy lại thì đều có một điểm chung liên quan tới trí tuệ và nguồn ánh sáng phía trên đỉnh đầu, như một ngọn đuốc soi sáng cho con người trong đêm tối tăm.

Sự xuất hiện của năm cái xoáy không phải là tự nhiên, mà đây thể hiện cho ngũ trí, bao gồm: nhất thiết chủng trí – đại viên kinh trí – bình đẳng tính trí  diệu quan sát trí – thành sở tác trí.

Còn với thanh kiếm cầm trên tay thể hiện cho việc chặt đứt những điều sầu khổ của chúng sinh, con người thoát ly ra khỏi cái ác, từ sự bất hạnh trở nên hạnh phúc, hồi sinh thành một con người mới hoàn toàn.

Bên cạnh đó trên tay còn được cầm cuốn kinh Bát Nhã và cành hòa sen, thể hiển được sự tỉnh thức và giác ngộ của con người, mở ra con đường mới để bạn đi tới với Phật Giáo, tâm tính trở nên từ bi, trí được mở rộng, mọi thứ sân si bình thường của cuộc sống không khiến bạn bị lay chuyển.

Còn đối với con sư tử mà Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cưỡi trên lưng, thể hiện một nguồn sức sống cũng như là uy quyền vượt bậc, trí tuệ không phải sự nông cạn hay đơn giản, mà là một nguồn sức mạnh to lớn. Nếu bạn không muốn khổ thì hãy tự mình chấp nhận điều đó và tìm cách giải quyết chúng theo hướng tích cực nhất.

Thông thường là vào ngày 4/4 âm lịch hằng năm thì được xem là ngày vía Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Khi đến ngày này thì chúng ta thường làm lễ cúng, để cho con người thể hiện sự ngưỡng mộ – trân trọng – tôn kính đối với vị Phật. Là nguồn ánh sáng để con người nhìn vào đó mà noi theo, chẳng hạn như là làm việc lành, việc thiện, tích đức, tích phúc, từ bi. Cùng với đó là được nghe lại những câu chuyện về Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, để có thể hiểu được sự đức độ của ngài đến mức độ nào. Mỗi người sẽ tự cảm nhận và thực hiện theo sự hiểu biết của chính bản thân mình.

Đặc biệt là với người Tuổi Mão khi dùng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát làm Phật bản mệnh thì càng cần phải hiểu được điều tốt mà ngài đã làm, từ đó mà thực hành theo, dù không được toàn diện nhưng cũng bằng chính bản thân của mình đã cố gắng hết sức.