Mặt Dây Chuyền Phật Tổ Như Lai Thích Ca Mâu Ni

Hình ảnh về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Danh hiệu Phật Thích Ca Mâu Ni được hiểu như sau: chữ Thích Ca theo ngôn ngữ Trung Quốc được hiểu là Năng nhân, chữ Mâu Ni được hiểu là Tịch Mặc, có nghĩa là người có tâm hồn thanh tịnh.

Tại đất nước Ấn Độ khoảng hơn 25 thế kỷ, có một vị thánh xuất thế, đó chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thời ấy đất nước này chia làm bốn cấp độ, thân sinh của ngài là vua Tịnh Phạn và mẫu thân là hoàng hậu Ma Gia. Mới ra đời một tháng thì ngài mồ côi mẹ, được dì mẫu nuôi dưỡng. Tới năm 29 tuổi ngài trốn vua cha mà đi tu hành, ngài đã đi rất nhiều nơi để học đạo. Sau một thời gian tu hành ngài đã bừng ngộ thấy được chân lý của cuộc đời, biết được khả năng giác ngộ và giải thoát khỏi vòng sanh tứ luân hồi.

Nếu như bạn đi vào những ngôi chùa của Phật Giáo Bắc Tông, thì ngay vị trí trung tâm sẽ là sự hiện diện của tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, đôi khi sẽ được ngồi ngang với hai vị Phật khác là Phật A Di Đà và Phật Di Lặc. Tùy thuộc vào từng vùng khác nhau mà tượng Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ không giống nhau.

Với một số nghiên cứu thì thấy rằng hình ảnh của Phật Thích Ca Mâu Ni không giống như người Ấn Độ, điều này là vị Phật Giáo không căn cứ vào con người bình thường, mà Phật là pháp thân thường trụ.

Đã tin Phật tùy tâm hiện, nên nếu trong tâm có tướng Phật tức là có Phật hiện đến, tự phát sinh tín ngưỡng Phật hiện cứu khổ mọi người, do đó những lúc lâm tai, gặp họa, người ta sẽ kính lễ cầu xin để thoát khỏi tai họa trước mắt.

Phật Thích Ca Mâu Ni ngự trên đài sen thể hiện cho tính siêu thực, hình ảnh hoa sen luôn thể hiện cho một sự tinh khiết, mặc dù chúng sống trong bung nhơ hôi tanh, nhưng hoa sen vẫn đẹp, mùi hương vẫn thơm, đây mới chính là thanh tinh.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng tương tự như vậy, ngài cũng là một con người tương tự như chúng ta, có hưởng giàu sang, con người bị lung lay, nếu như ở trong cảnh nhiễm ô dục lạc mà tâm hồn của ngài vẫn trinh bạch, vượt qua được mọi khó khăn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được khắc họa với đôi mắt hướng xuống dưới, thể hiện cho sự quan sát nội tâm, phản chiếu cho tâm hồn tự giác ngộ, ngộ được tự tâm là thấy được nguồn gốc của vũ trụ và nhơn sinh. Do đó Phật Thích Ca Mâu Ni chủ trương con người làm chủ mọi quá báo an lạc hay đau khổ của mình.

Nếu muốn tránh khỏi đau khổ, cầu quả an lạc, con người phải tự sửa đổi hành vi trong tâm niệm và hành động nơi tự thân, một tâm lành – một hành động tốt sẽ cho ta niềm hạnh phúc, còn ngược lại tâm niệm ác thì chỉ là phần phụ thuộc không đáng kể.

Chính vì thế mà hình ảnh của Phật Thích Ca Mâu Ni cho chúng ta ý nghĩa phải quán sát lại chính mình, sửa đổi hành động.