Kiến thức

Huyện Hoài Đức

Là một trong số các huyện thuộc thủ đô Hà Nội nhìn theo hướng tây và chắc chắn là tiếp giáp với nhiều huyện và quận khác. Hướng đông tiếp giáp với quận Nam Từ Liêm và quận Hà Đông, hướng bắc tiếp giáp với quận Bắc Từ Liêm, huyện Phú Thọ và huyện Đan Phượng, theo hướng tây tiếp giáp với huyện Quốc Oai và huyện Phúc Thọ. Việc phân chia hành chính của huyện Hoài Đức có 20 đơn vị hành chính với một thị trấn là Trôi và 19 xã khác: xã Vân Côn – Yên Sở – An Khánh – An Thượng – Tiền Yên – Vân Canh – Cát Quế – Đắc Sở – Sơn Đồng – Song Phương – Di Trạch – Đông La – Lại Yên – Minh Khai – Kim Chung – La Phù – Đức Giang – Đức Thượng – Dương Liễu.

Huyện Hoài Đức có phần địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đồng bằng, và có thêm con sông lớn chảy qua là con sông Đáy. Cùng với một vài làng nghề nổi tiếng với nhiều sản phẩm về nông sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cùng với những lễ hội nổi tiếng thì có lễ giã bánh giầy thường được tổ chức vào mồng sáu tháng một âm lịch.

Sau nhiều năm thì huyện Hoài Đức đã có sự thay đổi rất nhiều, và cũng nâng cao chất lượng cuộc sống của những người dân nơi đây. Việc đưa ra các kế hoạch biến huyện thành một đô thị mới hoàn toàn, công cuộc thay đổi này đã mang lại nhiều lợi ích vô cùng thuận tiện

Trước hết là việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như là kỹ thuật công nghệ, đưa vào nhiều phương thức để có thể mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân nơi đây, nếu nhìn vào thực tiễn thì việc thay đổi cơ cấu trong các ngành sản xuất sẽ có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Về việc phát triển nông nghiệp thì huyện Hoài Đức thay đổi cây trông một chút, trong đó các loại trái cây có vị ngọt thành trên vùng đất này dược nhiều người dân ở đây ưa thích cũng như tin vào chất lượng của sản phẩm, và chính những loại trái cây này được coi là một ưu thế tốt để có thể giao thương ra khỏi đất nước và ra tới thế giới bên ngoài. Dựa vào những điều đã đạt được mà cơ quan lãnh đạo càng phát huy hơn nữa việc trồng cấy, liên kết với các thiết bị công nghệ thì hiêu quả được nâng lên hơn nữa.

Không chỉ chú trọng vào vấn đề sản xuất mà còn quan tâm tới vấn đề giáo dục, thực hiện công tác khuyến học là điều cần thiết, với việc nâng cao chất lượng từ phía người lao động, đây là điều cốt lõi mới có thể đưa nền kinh tế của huyện Hoài Đức đi lên.

Mặc dù là diện tích vùng đồng bằng nhiều nhưng ở đây cũng có một số các địa điểm danh lam thắng cảnh và di tích có tiếng như tượng đài Sấu Giá, Quán Giá, Chùa Giáo, Quán Linh Tiên.

Huyện Hoài Đức cũng là một nơi nhân kiệt với nhiều cái tên có tiếng như Lê Thế Thìn, Nguyễn Doãn Anh, Nguyễn Quang Dương, Nguyễn Thúc Thông, Đỗ Kính Tu.