Kiến thức

Huyện Thường Tín

Huyện nằm ở phía nam của thủ đô Hà Nội. Có phần địa giới hiện nay được phân chia như sau: hướng tây tiếp giáp với huyện Thanh Oai, hướng bắc tiếp giáp với huyện Thanh Trì, hướng nam tiếp giáp với huyện Phú Xuyên, hướng đông tiếp giáp với tỉnh Hưng Yên. Có cơ cấu hành chính được tạo thành từ một thị trấn là Thường Tín, cùng với sự hợp thành của 28 xã: xã Vân Tảo – Thắng Lợi – Lê Lợi – Văn Tự – hồng Vân – Khánh Hà – Tân Minh – Văn Phú – Văn Bình – Quất Động – Hòa Bình – Hiền Giang – Ninh Sở – Vạn Điểm – Tự Nhiên – Nhị Khuê – Hà Hồi – Duyên Thái – Nguyễn Trãi – Tô Hiệu – Tiền Phong – Nghiêm Xuyên – Dũng Tiến – Chương Dương – Minh Cường – Thư Phú – Thống Nhất – Liên Phương.

Địa hình vùng đát huyện Thường Tín hầu như là đồng bằng do được sự đắp bồi từ hai con sông lớn chảy qua là sông Nhuệ, sông Hồng. Chính vì thể đây là khu vực được quy hoạch để có thể phát triển trồng cây lương thực và nhiều nhất là cây lúa. Điều có thể hỗ trợ cho nông nghiệp là việc xây dựng về mặt giao thông, giúp cho người dân đi lại làm việc được thuận tiện nhất. Với các tuyến đường giao thông huyết mạch của tuyến quốc lộ 1A, cao tốc Pháp Vân Cầu Giẽ, cùng với các tuyến đường tỉnh lộ khác cũng được làm mới và xây dựng thêm. Và kể cả tuyến đường sắt bắc nam đi qua.

Việc nâng cao nền kinh tế theo hướng tích cực cũng được thể hiện thông qua cơ cấu kinh tế ngành trên toàn huyện Thường Tín với ngành chủ chốt vẫn là xây dựng và công nghiệp, tiếp đến là ngành thương mại và dịch vụ, nông nghiệp thì giảm xuống vì áp dụng máy móc và giống mới thì phần diện tích không cần phải nhiều.

Cùng với việc phát triển là tăng cường thêm các khu công nghiệp như Thường Tín, Hà Bình Phương, Phụng Hiệp, Quất Động, Duyên Thái, Liên Phương. Có khá nhiều các quy hoạch đầu tư như phát triển các khu vực làm nghề truyền thống như Duyên Thái, Vạn Điển, mây tre, Tiền Phong, Văn Tự. Ngoài ra còn có các ngành nghề mang tính chất lịch sử lâu đời như gỗ Nhị Khê, bánh dày Quán Gánh, thêu Quất Động, điêu khắc Văn Bình, sơn màu Duyên Thái.

Có rất nhiều ngành nghề truyền thống thì song song với đó là các nền văn hóa cổ xưa, với những tinh thần được truyền lại đến tận bây giờ là đấu tranh và yêu nước. Do đó các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số vật chứng thể hiện cho thời kỳ của nền văn hóa Đông Sơn.

Có tinh thần truyền đời nên huyện Thường Tín cũng là nơi của nhiều bậc danh tài như Dũng Tiến, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Nguyễn Phị Khanh. Tất cả họ đều là những người học rộng tài cao mà lịch sử đã ghi dấu lại cho tới bây giờ.

Không chỉ là con người tài giỏi mà cảnh vật ở huyện Thường Tín cũng khá độc đáo, thu hút được sự quan tâm của mọi người với cụm di tích lịch sử Đình, Chùa,khi đền xã Ninh Sở.