Điêu Khắc Tượng Phật Bà Quan Âm Bồ Tát chất lượng tại Kim Tự Tháp

Kinh Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ

Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát còn được gọi là Tạng Chữ Vạn, thuộc kinh Ấn độ soạn thuật, thuộc phương đẳng bộ, có phần thần chú cứu khổ cứu nạn.

Nam mô Đại Từ, Đại Bi Quảng Đại Linh Quan Thế Âm Bồ Tát. (câu này đọc 3 lần).

Nam mô cứu khổ, cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát, bá thiên vạn ức Phật, hằng hà sa số Phật, vô lượng công đức Phật. Phật cáo A Nan ngôn, thử kinh Đại Thánh, năng cứu ngục tù, năng cứu trọng bịnh, năng cứu tam tai bá nạn khổ.

Nhược hữu nhơn tụng đắc nhất thiên biến, nhứt thân ly khổ nạn, tụng đắc nhứt vạn biến, hiệp gia ly khổ nạn.

Nam mô Phật lực oai, Nam mô Phật lực hộ, sử nhơn vô ác tâm linh nhơn thân đắc độ, hồi quang Bồ Tát, hồi thiện Bồ Tát, A Nậu Đại Thiên Vương chánh điện Bồ Tát, ma kheo ma kheo thanh tịnh tỳ kheo, quan sự đắc tán, tụng sự đắc hưu, chư Đại Bồ Tát, ngũ bá A La Hán, cứu hộ đệ tử..….nhứt thân ly khổ nạn, tự ngôn Quan Thế Âm. Anh lạc bất tu giải, cần độc thiên vạn biến tai nạn tự nhiên đắc giải thoát, tín thọ phụng hành tức thuyết, Chơn ngôn viết: Kim Ba Kim Ba Đế, Cầu Ha Cầu Ha Đế, Đa La Ni Đế, Ni Ha La Đế, Tì Lê Ni Đế, Ma Ha Dà Đế, Chơn Lăng Càn Đế, Ta Bà Ha.

Xem thêm các mẫu Tượng Đá Phật Bà Quan Âm: https://kimtuthap.vn/san-pham/tuong-phat-ba-quan-am/

Được hiểu như sau:

Nam mô Đức Bồ Tát Thiêng Liêng Đại từ bi, quảng đại Quan Thế Âm.

Nam mô cầu Đấng cứu khổ, cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát, trăm ngàn muôn ức Phật, hằng hà sa số Phật, các vị Phật có công đức không thể đo lường được.

Đức Phật bảo Ông A Nan rằng: Kinh nầy là của vị Đại Thánh là Đức Quan Thế Âm, có thể cứu được người ra khỏi ngục tù, có thể cứu người hết bịnh nặng, có thể cứu được người bị ba tai họa và trăm điều hoạn nạn khổ sở.

Nếu có người nào tụng được một ngàn lượt kinh thì chính thân mình sẽ lìa được nạn tai khổ ách, tụng được một muôn lượt kinh thì cả nhà sẽ lìa khỏi khổ nạn.

Nam Mô nguyện cầu oai lực của Đức Phật, Nam Mô nguyện cầu sức che chở của Đức Phật, làm cho lòng của con người hết hung ác, khiến cho thân con ngườl được cứu độ.

Hồi Quang Bồ Tát, Hồi Thiện Bồ Tát, A Nậu Đại Thiên Vương Chánh Điện Bồ Tát, các vị Đại Tỳ Kheo, Thanh tịnh Tỳ Kheo, cứu giúp cho việc dính dấp đến quan được tiêu tán, việc kiện thưa được bãi bỏ.

Chư vị Đại Bồ Tát, cùng với năm trăm vị A La Hán cứu hộ, chở che cho … lìa xa những khổ nạn. Đây là lời của chính Đức Quan Thế Âm Bồ Tát.

Không phải cần lấy xâu chuỗi Anh lạc để giải khổ ách, chỉ cần siêng năng tụng đọc ngàn muôn lượt kinh, thì tai nạn tự nhiên được giải thoát.

Phải tin theo, nhận lấy và thi hành, bèn đọc câu Chơn ngôn rằng: Kim Ba Kim Ba Đế, Cầu Ha Cầu Ha Đế, Đa La Ni Đế, Ni Ha La Đế, Tì Lê Ni Đế, Ma Ha Dà Đế, Chơn Lăng Càn Đế, Ta Bà Ha.

Xem thêm các mẫu Mặt Dây Chuyền Phật Bà Quan Âm: 

https://kimtuthap.vn/san-pham/mat-day-chuyen-phat-ba-me-quan-am-bo-tat/

Trong đó:

Chữ Nam Mô được phiên âm theo tiếng Phạn là Namah hoặc Namaha, được hiểu là kính lễ – kính lạy – thành kính mến – nương tựa, thường được sử dụng để nói về lời của chúng sinh đối với Phật – giáo lý – thánh hiền tăng bằng lời tín thuận.

Chữ Bồ Tát Quán Thế Âm được hiểu là người thấy và nghe được âm thanh của trần gian và sẵn sàng cứu giúp chúng sinh dù ở bất kỳ nơi nào, với nhiều bản thể khác nhau, dựa trên thần lực cứu độ chúng sinh đau khổ và dẫn dắt đến con đường giải thoát.

Chữ Thánh ngược với chữ phàm tục, đây chỉ là từ để giúp phân biệt và để hiểu mà thôi, không phải là sự phân chia giai cấp, vì mọi người đều bình đẳng theo như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chủ trương.

Chữ Bồ Tát dùng để nói tới người tu hành, cầu thành Phật bằng trí tuệ phía trên, phía dưới thì hóa độ chúng sinh nhờ vào sự từ bi.

Chữ Đại Thiên Vương A Nậu, được gọi là A Nậu Quan Âm, bức tượng trong ba mươi ba ứng thân của Bồ Tát Quan Thế Âm, đây là hình ảnh mà ngài ngồi trên gộp đá nhìn về biển.

Chữ Bồ Tát Chánh Điện là Bồ tát Cung Điện của chánh pháp, là cung điện phụng thờ chánh pháp của Phật.

Chữ Tỳ Kheo được hiểu là thành tự toàn vẹn, bước lên chỗ cao, được tôn cao hơn các chúng khác, vị cụ túc giới pháp và oai nghi.

Chữ Ngũ Bách La Hán tức là 500 vị a la hán, là 500 vị thanh văn đã chứng quả vô học.

Chữ Anh Lạc trong Phật giáo được ví như giới luật để trang nghiêm pháp thân.