Kiến thức

Lịch sử của màu Hồng, biểu tượng màu của Tình yêu tại Việt Nam

Tình yêu luôn được đề cập đến trong các bài thơ, trong những câu hát, xoay quanh cuộc sống ta luôn tràn ngập tình yêu thương, dù không phải là tình yêu nam – nữ thì nó cũng là tình yêu gia đình, người thân. Không biết từ khi nào, tại Việt Nam, những cái tình yêu cao thượng lại được gom lại, thể hiện toàn bộ qua một gam màu duy nhất, đó chính là màu Hồng.

Tự lúc sơ khai đến thời điểm hiện tại về các loại màu, hiện nay chúng ta có thể nhận diện được hàng triệu, hàng chục triệu màu, thậm chí hàng tỉ màu, nhưng ít có ai biết được, ban đầu, màu sắc chỉ bao gồm 7 gam màu chính, và nó được hiện lên trên những chiếc cầu vồng sau cơn mưa mà ai cũng có thể thấy:

  • Đỏ.
  • Vàng.
  • Cam
  • Lục.
  • Lam
  • Chàm.
  • Tím.

Tuy màu Hồng không phải là gam màu chính tạo nên sự đa dạng về màu sắc của vạn vật, nhưng nó lại dần vươn lên và trở thành 1 trong những gam màu có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với người dân trong thời điểm hiện tại. Nói về gam màu này, chúng tôi cũng đã có 1 vài thông tin về lịch sử phát triển nó cũng như tầm ảnh hưởng của nó trên tất cả các lĩnh vực.

Xem Bộ Sưu Tập từ Đá Thạch Anh Hồng:

 https://kimtuthap.vn/bo-suu-tap-da-thach-anh-hong/

Thế kỷ thứ XVIII màu hồng được giới quý tộc rất ưa chuộng

Trong suốt 3 thế kỉ gần đây, màu Hồng là màu được đánh giá là có quá khứ phát triển sôi nổi nhất theo đánh giá của các nước phương Tây. Bắt đầu vào thế kỉ XVIII, màu Hồng được sử dụng rộng rãi và được nhiều tầng lớp thượng lưu, hoàng tộc ưu chuộng sử dụng, từ đó, nó cũng đã trở thành trào lưu và được sử dụng phổ biến rộng rãi hơn trong cộng đồng dân cư, trong đó có giai cấp tư sản của Châu Á. Trong những năm của 1960 màu hồng được tái khám phá và làm ý tưởng cho nhiều tác phẩm trong suốt phong trào Pop Art và sự phục hồi của thập niên 90. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về lịch sử, tầm ảnh hưởng của màu Hồng qua từng thập kỉ, từng tác phẩm nghệ thuật.

  1. Màu Hồng tạo nên những sắc thái mà khó có thể đưa ra quyết định đánh giá :

Không biết bạn đã từng biết đến những bức tranh nổi tiếng như: Tranh sơn dầu Mary Countess Howe, Thomas Gainsborough, năm 1764; Tác phẩm The Swing, Jean-Honoré Fragonard, 1767-68, … đây được xem là 2 tác phẩm chính mang lại tầm ảnh hưởng ban đầu, cũng như bước đệm vững chắc cho sự phát triển từ thuở sơ khai của gam màu này.

Không như những gam màu chính tạo nên vạn vật, màu Hồng hầu như ít xuất hiện, tồn tại trong tự nhiên ở thời điểm lúc bấy giờ, đó là lí do mà nó chỉ được xem là một danh từ “màu Hồng“ để chỉ những màu sắc “nữa đỏ, nữa trắng” trong tự nhiên, được ghi chép trong sách  ở cuối thế kỉ XVII, đó là theo tiếng anh. Đối với các ngôn ngữ khác, các quốc gia khác thì màu Hồng lại càng khó để có thể đánh giá chính xác rằng nó tồn tại ở đâu, là sự kết hợp của những màu sắc nào 1 cách khả quan và hợp lí nhất.

Ý nghĩa màu Hồng ở mỗi nước cũng khác nhau

Bạn đã từng tham khảo và biết về những phát biểu tượng trưng cho màu hồng chưa. Giáo sư mỹ thuật của trường Bauhaus-Đại học Weimar, Barbara Nemitz, đồng tác giả của Pink: Màu sắc phơi bày trong nghệ thuật đương đại và văn hoá (2006) từng nói: “Ở Nhật Bản, có ít nhất bảy thuật ngữ khác nhau được sử dụng cho màu hồng “, đây là phát biểu giúp cho chúng ta thấy được sự khó khăn trong  vấn đề nhận định, đánh giá, định nghĩa về màu Hồng trong cuộc sống.

Đối với các quốc gia trên thế giới, ý nghĩa màu Hồng cũng khác nhau, bởi nền văn hóa của các quốc gia là khác nhau, nên màu hồng cũng được sử dụng và định nghĩa với những ý nghĩa khác nhau.

Đá thạch anh hồng với nguồn năng lượng dồi dào

  • Nhật Bản : trong thời đương đại, Nemitz có đưa ra nhận định rằng, Màu Hồng tượng trưng cho nam giới, được nhận định gắn liền với sự nam tính, buồn thảm, hay còn là biểu tượng cho những chiến binh quả cảm trẻ tuổi đã phải đi chiến đấu trong những năm tháng nở rộ của tuổi thanh xuân.
  • Việt Nam : từ lúc sơ khai gam màu Hồng cho đến hiện tại, Màu Hồng luôn được nhận định đi liền với tình yêu thương, bao gồm cả tình yêu nam nữ, gia đình, người thân, … nó còn là tượng trưng cho người phụ nữ, tượng trưng cho sự dịu dàng, thanh mảnh, nhẹ nhàng của người con gái Việt Nam.
  • Đức : tại đây, màu hồng được gọi là “ Rosa “ – một màu sắc được xem là vô hại với vạn vật, tươi sáng, ngọt ngào, yên bình, mềm mại, đây cũng có thể là biểu tượng hòa bình tại nước Đức.

Có tài liệt ghi rằng trong năm 2004, Nemitz đã tổ chức một cuộc hội thảo, trong hội thảo đó đã yêu cầu học sinh từ Tokyo tạo ra những tác phẩm nghệ thuật với sắc thái, màu sắc tùy chọn mà họ thích nhất, màu hồng cũng không phải loại trừ. Và từ đó, nhiều tác phẩm mang đến sự nhẹ nhàng mát mẻ, đúng theo phong cách của người Nhật Bản được tạo ra với gam màu chính, đó là màu hồng. Các tác phẩm nổi tiếng lúc đó với gam màu Hồng như : Tác phẩm The Courtesan Hanazome of the Ogiya reading a letter and grinding ink, Kikukawa Eizan ; Tác phẩm The Pink Dancers, Before the Ballet, Edgar Degas, …

Màu Hồng lại được đưa lên 1 tầm cao hơn khi màu sắc này được sử dụng phổ biến 

“ Nghệ Thuật Hồng “ đây là cụm từ nhằm đề cập đến triễn lãm nghệ thuật được tổ chức tại bảo tàng nghệ thuật Cao Đẳng Williams ( WCMA ), đã giúp tạo ra được sự nổi bật hơn của màu Hồng so với các màu khác. Mặc dù không là gam màu chính, không phải là 1 phần quang phổ của quang phổ điện tử, trong đó, đỏ là gam màu chính nhưng ông Christina Olsen đã có phát biểu nhằm tôn vinh lên vẻ đẹp tìm ẩn của màu Hồng rằng, giám đốc sắp tới của WCMA và người quản lý triển lãm hiện tại, giải thích: “Khi chúng ta thấy màu hồng, chúng ta không nhìn thấy bước sóng thực sự của ánh sáng hồng “.

Câu nói trên cũng đã chứng minh rằng, màu Hồng là màu ngoài quang phổ, tức cần có sự kết hợp của nhiều cung màu khác nhau mới có thể tạo ra được màu hồng, nó cho thấy sự đa dạng ngay chính trong lĩnh vực màu sắc của mình. Theo sự đa dạng cả về khả năng đánh giá nhận định, không gò bó trong ý nghĩa, đa dạng về sự tạo màu, thời gian không xa, ngay chính những sản phẩm công nghệ vi tính hiện tại cũng khó có thể xác định được sự hiện diện hay pha trộn để tạo thành màu Hồng.

Màu hồng được sử dụng nhiều trong đồ trang sức cho phái nữ

Trong triễn lãm “ Nghệ Thuật Hồng “ các thiết bị công nghệ được cài đặt hệ thống lập trình tinh vi nhằm xác định các tác phẩm có sự hiện diện của màu Hồng trong các bộ sưu tập tại Bảo Tàng Williams. Ông Olsen cũng đã hết sức ngạc nhiên, khi mà máy tính đã loại bỏ ‘Special Appearance’ (2004) của Richard Hawkins , nhưng ông lại thấy được một điều kì thú  rằng “một bức tranh bị tô hồng bởi đôi mắt của tôi”.

  1. Lịch sử phát triển của màu Hồng trong mỹ thuật :

Trong lịch sử phát triển của mình, gam màu Hồng được đưa lên tột đỉnh là vào thời phục hưng, đó là khi các nghệ nhân, các nghệ sĩ đã bắt đầu cùng nhau, họp bàn, thảo luận để đưa màu Hồng thành 1 trong những gam màu chính trên bản màu của họ.

Họa sĩ người Ý Cennino Cennini có miêu tả về màu Hồng rằng sắc thái này như một sự pha trộn giữa màu đỏ Venetian và màu trắng của St. John, các nghệ nhân sử dụng nó để tạo ra những hào quang tỏa sáng của các nhân vật tôn giáo và những người cao quý trong các tác phẩm của họ, không chỉ trong tranh vẽ mà cả ở thực tế trong cách ăn mặc, trong các bộ trang phục mà họ diện lên hàng ngày.

Mãi cho đến những năm 1700, màu Hồng lại được đưa lên 1 tầm cao hơn khi màu sắc này được phổ biến rộng rãi đến công chúng hơn với các trang báo thời trang, nội thất. Bắt đầu từ sự quảng cáo của các trang báo nổi tiếng, màu hồng đã bắt đầu có sự tiến triển mới, phổ biến hơn khi nó được ưa chuộng bởi cả người đàn ông và đàn bà của giai cấp tư sản châu Âu, từ áo choàng của Mary, Nữ bá tước Howe, đến những chiếc áo lụa thêu do những người đàn ông quyền lực của triều đại Louis XVI thượng lên cơ thể của họ.

Và cũng trong thời gian của thế kỉ XVIII, màu Hồng được các chuyên gia tâm lí ưa chuộng và đưa vào 1 trong những phương pháp để giữ vững tình yêu, giúp cuộc sống gia đình nhẹ nhàng, hài hòa, yên bình hơn bằng cách trang trí xung quanh phòng ngủ, giường ngủ là những vật dụng có sự xuất hiện của màu Hồng.

Sự tươi mát, nhẹ nhàng, sang trọng của màu Hồng được thể hiện rõ nét hơn qua phong trào Rococo trong thế kỉ XVIII, đây cũng là môi trường hoàn hảo cho sự nổi tiếng của màu hồng trong bộ sưu tập lịch sử nghệ thuật kinh điển của phương Tây, trong đó có các tác phẩm nổi bật như những chiếc đầm màu nắng, những khu rừng mê hoặc, và những lời đùa giỡn của những người yêu thích hôn nhân đặc trưng cho những bức tranh sơn dầu hấp dẫn của Jean-Honoré Fragonard từ những năm 1770. Và chính từ bàn đạp vững chắc này, trong thế kỉ tiếp theo, “ màu hồng bắt đầu nở rộ, tầm ảnh hưởng lan rộng “.

Màu hồng đá thạch anh với nhiều sắc độ ngọt ngào

Thế kỷ 19 chính là thời hạn dành cho tầm ảnh hưởng của thẫm mỹ học và văn hóa Nhật Bản trên các quốc qua phương Tây, màu hồng đã có được , đã thấm được phong trào ấn tượng và tân ấn tượng.

Từ những giờ vàng tuyệt vời của Théo van Rysselberghe đến những bông hoa lily của Claude Monet và các vũ công của Edgar Degas, chính những  người châu Âu đã biến đổi màu Hồng  thành sắc thái đậm đà của màu hoa hồng thẫm, màu trái dâu tươi sáng và hoa huệ nhiệt đới, những biểu tượng của các quốc gia Á – Âu.

Trong thế kỉ XX, Màu Hồng được đại trùng tu về cả ý nghĩa, văn hóa. Sự trùng tu này đạt được thành công lớn là nhờ vào bản chất, sự nhẹ nhàng, thanh tao, ý nghĩa và khả năng phối màu phong phú của màu hồng lại phù hợp với thời điểm hiện tại đầu tiên, Fauvism.

Mặc dù sau thế chiến thứ I, màu Hồng đã bị gạch khỏi danh sách của hệ thống các màu đa dụng, và hầu như nó không còn xuất hiện hay đề cập đến trong các thế giới chủ nghĩa siêu thực, trừu tượng, bởi trong chiến tranh, không ai muốn binh sĩ của mình bị hời hợt, yếu đuối như màu bản tính mà màu hồng vốn có, không hiền lành, không nhu nhược trước đối phương, nên màu đỏ trở nên được thông dụng hơn trong thời kì chiến tranh nổ ra.

Từ sau phong trào Pop Art những năm 1960, màu Hồng đã tìm thấy được những vị khách thấy được vẻ đẹp tìm ẩn của mình, thấy được tiềm năng và chỗ đứng của mình trong thực tại lúc nay, hay sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Điều này được thể hiện rõ trong phong trào nghệ thuật và văn hóa chính thống của bộ máy văn hóa nghệ thuật. Từ tác phẩm Marilyns của Andy Warhol đến những tác phẩm của David Hockney. Thậm chí nó còn kích thích cho phong trào nghệ thuật tối giản trở nên hào nhoàng hơn, đặc biệt là sự can thiệp vào của ông vua của ánh sáng nghệ thuật Dan Flavin.

Và tiếp ngay sau đó, vào những năm 1990, với sự phát triển của thẩm mỹ kỹ thuật số, Nemitz có nói: “Chúng tôi phát hiện ra những bí ẩn của màu sắc cấm kị thời này, chúng có năng lực chi phối chúng tôi và làm chúng tôi sợ hãi”, ông Nemizt còn cho biết thêm “Đó là một động lực trong nghệ thuật đương đại.” nếu người họa sĩ, nghệ sĩ biết cách phối hợp, điều khiển tạo ra sự hài hòa trong từng tác phẩm.

Đá muối hồng Hymalaya hay đá thạch anh hồng đều có tác dụng đem lại nguồn năng lượng trong lành

  1. Tính chất chính trị của màu Hồng.

Trong các tác phẩm nổi bật nhất gần đây, cụ thể như tác phẩm SeoWoo and Her Pink Things, JeongMee Yoon, năm 2006 tại Rosier Gallery, hay tác phẩm Rainbow Palm, Signe Pierce, năm 2015 tại Annka Kultys Gallery, ông Nemitz cũng đưa ra nhận định rằng : “ Màu hồng giờ đây đã được giải phóng khỏi màu sắc của sự vô hại, dễ thương, ngọt ngào, vô tội và bị áp bức.”.  Bà cũng là người đã trích dẫn sự xuất hiện gần đây của màu sắc này trong một số cuộc biểu tình của các nhà hoạt động, từ những chiếc nón tai mèo màu hồng trong cuộc tuần hành chống Trump ở Mỹ tới băng đảng Gulabi ở Ấn Độ, những điều trên thể hiện được sự phát triển vượt trội của màu Hồng trong lịch sử phát triển của nó.

  1. Vấn đề “đây có phải là chỗ đứng thứ 2 của màu Pastel” ?

Trong năm 2007, nhãn hiệu thời trang tiên phong của Thụy Điển – Acne Studios ra mắt túi mua sắm có sắc màu hồng của cá hồi, chính từ ý tưởng độc đáo nhưng bắt mắt này, nó đã lọt vào con mắt của các nhà sáng lập, điều hành của hãng điện thoại nổi tiếng nhất thế giới – Apple, từ đây, các mẫu Iphone với tên gọi Iphone Rose Gold đầu tiên của mình vào năm 2015. Và cũng chính trong năm đó, 2 nghệ sĩ đã dựa vào màu hồng là Drake và Pantone đứng đầu bảng “Hotline Bling” và “Rose Quartz”, tiếp theo là những bảng xếp hạng trong giai điệu và âm thanh. Giống như Rococo, ngày nay cái gọi là “Màu hồng millennial” tự xếp mình là màu trung tính. Nhưng liệu phong trào này có đạt được thành công như mong đợi ?

Màu hồng đại diện cho tình yêu

Một mặt rằng đây là sự phổ biến rộng khắp của màu hồng millennial và nó đã phản ánh sự phủ nhận sắc thái này ngày càng tràn ngập định nghĩa rằng nó được xem như là một “màu sắc thứ cấp cho tình dục”, Pierce nói. Màu hồng nói về một nền văn hóa liên kết và cảm xúc hơn, Nemitz lưu ý, bằng cách “khuyến khích chúng ta thể hiện mình thật là mềm mại, nhạy cảm và dễ bị tổn thương.”.  Màu Hồng cũng có khuynh hướng hướng tới sự tuyệt vời, hướng tới chân thiện mỹ, cô tiếp tục cho biết thêm rằng: “Màu hồng Millennial không bị bay màu và bẩn. Sắc độ là không thể tiếp cận. Nó cách xa cuộc sống hàng ngày của chúng ta. ”, chính vì thế mà trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta ít khi có thể tiếp cận và nhận thức được sự hiện diện của màu Hồng.

Tuy nhiên, điều đó không làm màu Hồng hoàn toàn biến mất trên bảng màu, màu hồng millennials vẫn xoay quanh một loạt các sản phẩm hồng nhạt, từ nước dừa cho tới những chiếc quần áo thời trang. “Tôi hy vọng rằng trong đó gọi là” Millennials “, Piece nói, “việc sử dụng của nó sẽ vượt qua một khoảnh khắc hay xu hướng thời trang và nắm lấy địa điểm vô hạn của nó trong không gian và thời gian.”

Theo như lích sử ghi lại, các bạn cũng đã thấy được sự xuất hiện, phát triển, phổ biến và suy tàn của gam màu Hồng, tuy hiện tại nó không còn địa vị, chỗ đứng như những năm của thế kỉ XVII – XVIII nữa, những nó vẫn còn tồn tại và gây ảnh hướng đến 1 số lượng không lớn nghệ sĩ, và biểu tượng về tình yêu này tại Việt Nam cũng luôn luôn được đề cập trong các mối quan hệ hòa hợp, phát triển tích cực.

Với những ảnh hưởng to lớn của màu Hồng, không chỉ trong các lĩnh vực thời trang, thiết bị điện tử,… màu Hồng ngày càng được phối thành những tone màu khác nhau, tạo nên sự đa dạng trong màu sắc.

Nhiều người tin rằng màu hồng đại diện cho tình yêu, đặc biệt là tình yêu son sắc, bền chặc tihg những sản phẩm được chế tác từ đá Thạch anh hồng rất được yêu thích. Từ mặt dây chuyền, vòng tay, trụ, cầu,…

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết !