Bát Quái

Luận giải về quẻ dịch

Luận giải quẻ dịch dựa vào rất nhiều yếu tố, bắt đầu từ mong muốn của người gieo quẻ, từ đó mới đi tìm nguyên nhân, đưa ra kết quả và phương pháp giải quyết hợp lý nhất.

Trong đó luận giải về bất cứ một quẻ dịch nào đi chăng nữa thì chúng ta thường quan tâm đến 6 mô thức siêu đẳng, đây được xem là kiến thức nền tảng của khoa dịch lý học bao gồm: Dịch Tượng, Hình Tượng, Lý Tượng, Ý Tượng, Danh Tượng và Dụng Tượng.

Đối với những vấn đề lớn như thời đại, chính trị, xã hội, đạo đức, thiên văn, địa lý thì chúng ta cần có những nghiên cứu riêng.

︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾

 Vòng tay Đá Phong Thủy tự nhiên

 ︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽

Dịch Tượng được xem là những vết tích thể hiện cho sự biến đổi của muôn vật, chính từ yếu tố này mà chúng ta biết được sự vật ấy đang tiến triển như thế nào.

Cụ thể hơn thì Dịch Tượng là những gì mà nhìn thấy – nghe được – hiểu được, chẳng hạn như chỉ tay – chữ ký – nhân tướng – lá bài – y học – nghệ thuật … Theo như thuật ngữ chuyên môn của Dịch Lý thì được thể hiện bằng những vạch liền và đứt thể hiện cho hào Âm và Dương. Có thêm các quẻ, dùng để thể hiện tính biện chứng trí tuệ của con người.

Cổ nhân xưa quy định biểu tượng cho Dịch Lý như sau:

Một vạch: vạch đứt gọi là Nghi Âm, vạch liền gọi là Nghi Dương. Được gọi với cái tên chung là Lưỡng Nghi.

Hai vạch: hai vạch đứt gọi là Thái Âm, hai vạch liền gọi là Thái Dương, vạch đứt ở trên và vạch liền ở dưới gọi là Thiếu Âm, vạch liền ở trên và vạch đứt ở dưới gọi là Thiếu Dương. Ở đây chúng ta sẽ gọi là Tứ Tượng.

Ba vạch: bao gồm có Thượng – Trung – Hạ được gọi là Tam Tài, sếp theo thứ tự đi từ Nghi Âm rồi đến Nghi Dương ở dưới. Âm Dương tương động tạo nên 8 tượng: Khôn – Cấn – Khảm – Tốn – Chấn – Ly – Đoài – Kiền, gọi chung là Bát Quái, có một số người gọi nhầm là Bát Thuần.

Nhưng Bát Thuần thực chất là chỉ 8 cái Dịch Tượng Thuần gồm quái trên và quái dưới xếp chồng lên nhau tạo thành 6 vạch, đây là bát thuần là Dịch Tượng Kép. Còn Bát Quái là 8 Dịch Tượng đơn có ba vạch mà thôi.

Sáu vạch: sẽ có 3 vạch trên gọi là Thượng Quái, hay gọi là Ngoại Quái và 3 vạch dưới gọi là Hạ Quái hoặc trong là Nội Quái. Bát Quái phối hợp đặt chồng lên nhau gồm có 64 quẻ hay Lục Thập Tứ Quái, tức là 64 Dịch Tượng Kép hay 64 Dịch Tượng 6 vạch.

Hào Âm là vạch đứt số Ngẫu hay số Chẵn, gồm có hai vạch nhỏ phần giữa bỏ trống, trong đó mỗi vạch nhỏ là một cái thành được lý thành là 1 mà 3. Chính vì thế mà người ta gọi hào Âm là hào Lục.

Hào Dương là vạch liền số Cơ hay số Lẻ, là vạch liền được nối lại bởi ba vạch nhỏ, mỗi vạch nhoe là một cái thành 1 mà 3. Do đó người ta gọi hào Dương là Hào Cửu.

Hình tượng: gồm có Nhất Âm – Nhất Dương chi vị Đạo.

Vũ trụ luôn có sự biến đổi đồng dị, do đó được thể hiện bằng các hào Âm Dương chồng lên nhau theo một cách thức nhất định.

Thái Cực thể hiện cho lý đồng nhị dị và dị nhị đồng là Lý Âm Dương là Dịch Lý.

Lưỡng Nghi là biểu hiện cho đồng dị của Nghi là Âm và Dương.

Tứ Tượng là biểu hiện của Dịch Lý thể hiện mức độ thay đổi, trong Âm có Dương, trong Dương có Âm.

Bát Quái là biểu tượng của Dịch Lý thể hiện cho sự biến đổi được thực hiện thế nào để đạt lý Tam Tài.

Lục Thập Tứ Quái là định luật để nói về sự cấu tạo hóa thành của mọi loài.

Lý Tượng Dịch: là Lý Đức Tính của Dịch Tượng, các hào Âm Dương được xếp chồng lên nhạu tạ thành hình ảnh của Dịch. Tượng hào thì có lý đó, mà lý nào thì có tượng đó.

Ý Tượng Dịch: Hào Âm Dương sẽ có sự biến đổi đồng dị hình thành nên một cấu trúc hình thể. Trong đó một Dịch Tượng chỉ có một Lý Tượng mà cần đến nhiều từ ngữ để diễn đạt được cái Lý Dịch Biến Đồng Dị vô hình cho người sau đó học hỏi lại.

Danh Tượng Dịch: dùng để làm rõ hơn Lý Dịch nghĩa là hội lý quán thông thiên địa, nhờ đó chúng ta mới có thể nói cảm thông thiên địa được, thêm vào đó có quán thông và cảm thông thiên địa thì mới có thể hiểu và linh hoạt để không sai quấy.

Dụng Tượng Dịch: mỗi người sẽ có cách ứng dụng và giải quyết vấn đề khác nhau, chính vì thế mói có trình độ và cấp độ khác nhau, nhưng mục đích là để tất cả mọi người đều học được Kinh Dịch.

Tiền nhân đối với Kinh Dịch có sự lo toan, tìm ra nhiều quẻ, giúp con người giữ mình, tránh tai nạn. Dịch không là gì cả, mà Dịch là cái gì đó, nên Dịch là tất cả.