Tỳ Hưu Đá Thạch Anh

Mười đứa con của Rồng bao gồm những linh vật gì?,trong đó có Tỳ Hưu không?

Hầu như trong mỗi gia đình đều có trưng bày một con Tỳ Hưu để trừ tà khí và sinh ra lợi ích, ngoài ra Tỳ Hưu còn được sử dụng để làm trang sức đeo trên người với mục đích cầu tài lộc và may mắn.

Trong truyền thuyết nói về Tỳ Hưu là đứa con thứ chín của Rồng, Rồng sinh ra tổng cộng là chín đứa con, đều là chín thần thú là: Tỳ Hưu, Nhai Xế, Trào Phong, Bồ Lao, Toan Nghê, Bí Hí, Bệ Ngạn, Phụ Hí, Si Vẫn.

Xem các mẫu Tỳ Hưu Đá Thạch Anh: https://kimtuthap.vn/san-pham/mat-day-chuyen-ty-huu-da-thach-anh/

Tỳ Hưu: hay còn gọi là Tu Lỳ hoặc Kỳ Hưu, có phần đầu của Kỳ Lân, có sừng, thân như gấu, có cánh ở lưng, nhìn hung dữ, có 1 sừng trên đầu, có thể cắn và hút tinh khí của yêu ma thì gọi là Tịch Tà.

Bên cạnh đó có một loài Tỳ Hưu có hai sừng, hấp thụ vàng bạc châu báu của trời đất, giữ của cải trong nhà, nên gọi với tên Thiên Lộc. Đặc biệt phần ngực to, mông lớn và đẫy đà, không hề có bộ phận hậu môn, thường được thỉnh một cặp về để thờ cúng.

Trong đó Tu Lỳ là một kiệt tác của Tỳ Hưu, được tạo hình với tư thế cuộn tròn, lưỡi thì cong, răng vô cùng sắc, nhờ đó mới hút được nhiều lộc và giữ được của cải.

Nhiều khi nhìn thoáng qua có thể bạn sẽ nhầm Tỳ Hưu với loài chó trời, bên cạnh đó Tỳ Hưu cũng khá thích âm nhạc, thế nên trên đầu thường được khắc thêm cây đàn.

Nhai Xế: hoặc Nhai Tí, có mình rồng, đầu chó sói, thích máu, hiếu chiến, miệng ngậm gươm đao.

Trào Phong: thân hình của phượng, khả năng biến thành loài chim, thích mạo hiểm, hình tượng ngồi trên nóc nhà ánh mắt nhìn về phía xa.

Bồ Lao: thích thú với âm thanh tần số lớn và vang vọng, do đó hình ảnh được tạo là ôm lấy quả chuông.

Toan Nghê: yêu thích lửa – mùi thơm, được khắc trên lư hương hoặc đinh trầm.

Bí Hí: hoặc là Quy Phu, gần giống loài rùa, thích cảm giác nặng, cõng được tam sơn ngũ nhạc. Được tạc với hình ảnh cõng bia, trụ.

Bệ Ngạn: hay bệ Hấn hoặc Hiến Chương, nhìn tựa như hổ, thích phân xử, được tạc ở công đường, nhà tù, các tấm biển.

Phụ Hí: thân hình dài tựa như rồng, thích sự nho nhã văn chương, được tạc trên đình hoặc bia.

Si Vẫn: hay Li Vẫn hoặc Si Vĩ, cổ họng lớn, thích ăn những đồ to lớn, phun ra mưa, được tạc trên nóc nhà phòng hỏa hoạn.

Đối với linh vật Tỳ Hưu thì được tương truyền từ thời nhà vua Minh Thái Tổ lập nghiệp, trong giấc mơ ông đã thấy loài vật này, nhờ đó mà đất nước ngày càng thịnh vượng. Dần về sau các đời vua thì Tỳ Hưu vẫn được giữ và thờ cúng, đến thời điểm hiện tại trở thành linh vật phổ biến trên nhiều đất nước.

Ngoài câu truyện Tỳ Hưu ở trên, thì bạn cũng có thể biết thêm về ý nghĩa của Tỳ Hưu thông qua câu chuyện về nhân vật có tên là Hòa Thân, hay một câu chuyện khác trong thời nhà Thanh liên quan tới tộc Nữ Chân dòng Đại Kim.