Tư Vấn

Nền kinh tế và xã hội của Tây Tạng

Tây Tạng còn được gọi với một cái tên rất quen thuộc và nổi bật, chính là Nóc Nhà Của Thế Giới, bởi vì nằm trên vùng cao nguyên với độ cao trung bình là 4000 mét so với mực nước biển.

Với đặc điểm này thì vừa tốt lại vừa xấu, ưu điểm chính là chống được sự tác động của bên ngoài, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại thì lại khó khăn cho việc đi lại, phát triển giao lưu với những khu vực khác.

Người Tây Tạng luôn tự gọi là Bo, phiên âm là Thổ Phồn, hiểu là đất của người Tạng.

Xem tất cả các thông tin về Đá Dzi:

https://kimtuthap.vn/y-nghia-chinh-cong-dung-cua-da-dzi-tay-tang-ma-nao-dat-ma-cach-su-dung-chon-lua-gia-bao-nhieu-mua-o-dau/

Vị trí địa lý của Tây Tạng:

Vị trí của Tây Tạng có sự khác biệt khi chúng ta dùng phạm vi khác nhau để hiểu, trong đó có hai cách chính:

Một là khu vực tự trị Tây Tạng, khu vực này thuộc nước Trung Quốc, được tính từ U – Tsang đến tây Kham.

Thứ hai chính là khu vực Tây Tạng hay còn gọi là Đại Tây Tạng, được xác nhận chủ quyền từ chính phủ lưu vong. Nơi đây chính là nơi sống của người Tạng tại Trung quốc, gồm có U – Tsang, Kham, Amdo.

So với những đất nước khác trên thế giới, thì Tây Tạng thuộc khí hậu khô, tình trạng khô kéo dài trong chín tháng. Dù là có tuyết thế nhưng không đủ lượng nước cho việc sử dụng.

Nhiệt độ không cao, lại khô, thế nên chúng có vẻ hoang sơ, lạnh vắng, nhạt nhẽo.

Tuy nhiên Tây Tạng cũng có một số con sông với, nhưng chỉ có phần đầu nguồn mà thôi, ví dụ như sông Dương Tử – Hoàng Hà – Sông Ấn – Mê Kong – Brahmaputra – Sông Hằng.

Tây Tạng là điểm đến du lịch vô cùng hấp dẫn

Nền kinh tế của Tây Tạng:

Với vị trí địa lý và địa hình như vậy thì Tây Tạng chỉ phát triển được mỗi ngành nông nghiệp là chính, nhưng chỉ đủ tự cung cấp cho bản thân người dân mà thôi. Bên cạnh đó chăn nuôi cũng có sự phát triển dần chiếm lấy tỷ lệ chính trong cấu trúc ngành.

Ở thời điểm hiện tại thì du lịch đang có sự thăng tiến, dần trở thành ngành quan trọng, do có sự mở rộng của các tuyến dường sắt từ Thanh tới Tạng, giúp du khách di chuyển từ Trung Quốc với Tây Tạng.

Tuyến đường sắt Thanh – Tạng này được hoạt động vào năm 2006. Với địa hình cao hiểm trở như vậy, tuyến đường này tốn rất nhiều công sức và công nghệ phức tạp.

Chính vì sự cô lập của Tây Tạng như vậy mà kinh tế ở đây không có sự phát triển nhiều, còn nghèo nàn và lạc hậu.

Người Tây Tạng có nền văn hóa vô cùng độc đáo

Dân số và văn hóa của Tây Tạng:

Dân tộc lớn là người Tạng, bên cạnh đó còn có người Hồi – Mông Cổ – Lhoba – Menba, còn có người Trung Quốc gốc Hán.

Chính quyền Tây Tạng lưu vong có khoảng 7.5 triệu người.

Phật Giáo là tôn giáo tín ngưỡng đứng đầu ở Tây Tạng, cũng chính là nơi khai sinh của Mật Tông.

Ngoài ra cũng phải kể đến một vài tôn giáo chiếm tỷ lệ nhỏ khác: Bon Giáo – Tôn giáo truyền thống Trung Hoa – Hồi Giáo – Công Giáo.

Đến với Tây Tạng thì có danh lam thắng cảnh đẹp, thưởng thức một vài tập quán phong tục khác lạ, tham quan cung điện Potala.