Nền Móng nhà được hiểu như thế nào? - Đá Thạch Anh Kim Tự Tháp Nền Móng nhà được hiểu như thế nào? - Đá Thạch Anh Kim Tự Tháp

Nền Móng nhà được hiểu như thế nào?

Nền Móng nhà được hiểu như thế nào?

Người xưa thường nói nền móng phải chắc chắn thì sau này mới phát triển được, chính vì thế mà bất kể bạn thực hiện một công trình xây dựng nào đi chăng nữa thì phần nền móng phải chắc chắn. Vì đây được xem là điều cơ bản và nền tảng, với nghĩa vụ là dùng để đỡ nâng cho toàn bộ những bộ phận khác được thực hiện trên cái nền này. Nhưng có rất nhiều người lại không chính xác cái nền móng này là gì, và sự cần thiết là như thế nào.

Xem các mẫu Đá Nền Móng: https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Nền là gì: nền được coi là phần dưới cùng của công trình, nằm ở phía dưới đáy, với công dụng là nhận toàn bộ khối lượng của phần nhà ở phía trên, tùy thuộc vào phần nhà bên trên để bạn tính toán phần nền này như thế nào cho nó hợp lý nhất, chẳng hạn như nhà hai tầng thì nền khác mà nhà bốn tầng hì nền khác, thông thường sẽ được thực hiện theo kiểu tản lực tối đa nhất.

Móng là gì: cũng là phần nằm phía dưới của nhà, được tạo thành từ một khối liên kết vô cùng chắc chắn, đây là nhận trực tiếp phần khối lượng của căn nhà, sau đó truyền qua cho nền. phần giao giữa nền và móng phải là một bề mặt phẳng ngang, đây là noi người ta gọi là chiều cao để chôn móng. Phần tiếp giáp giữ nhà và nền gọi là móng.

Móng cho một công trình sẽ được thực hiện thông qua nhiều bước khác nhau, nhưng nói một cách ngăn gọn thì sẽ bao gồm có bốn giai đoạn như sau:

Phần giằng móng: nhiều người gọi phần này là đà kiềng, với tác dụng làm vật đỡ nâng, đồng thời giúp cho phần móng nhà được thẳng hơn. Bên trong đó thì còn có một phần gọi là dầm móng, đây là phần được dùng để tạo tâm móng ở vị trí cân đối nhất, do đó bạn cần phải tính toán thật là kỹ lưỡng cho phần khung, tạo nên độ chính xác hơn khi thực hiện.

Phần thứ hai là cổ móng, có bề rộng tương đương với phần cột của tầng nhà đầu tiên, công thêm mỗi một phía như vật thêm 2,5cm nữa, đây là cách để bạn dùng bảo vệ phần cổ của thép nằm bên trong phần móng.

Phần móng, đôi khi có người chúng là đài móng hoặc là bản móng, nếu nhìn bằng mắt thường thì chúng có hình chữ nhật hoặc là hơi vát một chút, trước khi thực hiện phần móng này thì cần phải có sự tính toán chi tiết cụ thể thông qua nhiều yếu tố khác nhau.

Phần bê tông lót: thông thường sẽ có bề dày khoảng một trăm, lớp này có thể là bê tông bằng đá hoặc là gạch vỡ – vữa xi măng mác 50/100, giúp cho phần móng được sạch – không mất nước, đồng thời đây cũng là ván khuôn được dùng để đổ phần bê tông cho móng được chắc chắn hơn.

Thông thường người ta hay gọi là nền móng, nhưng thực tế sẽ có hai phần tách biệt là nền riêng và móng riêng, nhưng hai phần này đều nằm ở dưới đất để tạo thành một khung vững chắc tạo nên ngôi nhà tiếp theo.

Đá Thạch Anh Vụn dùng để chôn xuống nền móng nhà tăng năng lượng bình an trong phong thủy. Xem ở link trên!


Bạn cần hỗ trợ?
1