Điêu Khắc Tượng Phật Bà Quan Âm Bồ Tát chất lượng tại Kim Tự Tháp

Nguồn gốc và vai trò của tượng Phật Bà Quan Âm

Tượng Phật Bà Quan Âm được xem là hiện than cho sự đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn chúng sinh trong mọi kiếp luân hồi. Điều này sẽ giải thích cho việc vì sao Phật tử khi tu pháp môn đều thường niệm hồng danh của ngài. Để được ngài gia hộ và độ trì để thoát khỏi tai ách. Cách niệm là Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát, sẽ được giải thoát và được bình an, đồng thời sẽ có được thành quả.

Xem thêm các mẫu Tượng Đá Phật Bà Quan Âm: https://kimtuthap.vn/san-pham/tuong-phat-ba-quan-am/

Nguồn gốc xuất hiện tượng Phật Bà Quan Âm:

Vào thời quá khứ của Đức Phật đời hiệu Bảo Tạng Như Lai, thời vua Chuyển Luân Thánh Vương là Vô Chánh Niệm. Ông vua này có nhiều người con, trong đó con trai lớn là thái tử Bất Tuấn, thái tử đã đi tu hành và đứng trước Đức Bảo Tạng Như Lai phát ra bảo nguyện đại bi thương xót, cứu độ tất cả chúng sinh bị khổ não, vì thế mà thái tử trở thành Bồ Tát hiệu là Quan Thế Âm.

Trong tài liệu kinh Bát Nhã Tâm Kinh, thì Phật Bà Quan Âm được mang tên là Quán Tự Tại dựa trên pháp môn mà người tu tập. Do đó mà người ta có thể gọi là Bồ Tát Quan Âm – Bồ Tát Từ Hàng – Từ Hàng Đại Sĩ – …

Phật Bà Quan Âm được xem là người phụ trợ đắc lực cho Phật A Di Đà phương tây, thể hiện tấm lòng từ bi, với hai dạng Phật tính, nên danh hiệu của ngài luôn đi song song là Đại Bi Trí Tuệ.

Điều đặc biệt ở Phật Bà Quan Âm đó chính là có tới 33 dạng, khác nhau về số lượng đầu – tay – đặc tính. Trong đó dạng ngàn mắt ngàn tay có 11 đầu, tay cầm hoa sen hồng, nên được gọi là Liên Hoa Thủ.

Thường thì một bức tượng Phật Bà Quan Âm, bên tay phải sẽ cầm một càng dương liễu, bên tay phải cầm một bình nước Cam Lồ, thể hiện cho sự từ bi, rải tình yêu thương xuống chúng sinh đang gặp khổ đau, cùng với đó là sự nhẫn nhịn giúp đỡ không ca thán từ nạn.

Dựa trong kinh Phật thì Phật Bà Quan Âm bạch Phật như sau: Bạch Đức Thế Tôn, tôi có chú Đại Bi Tâm Đà Na Ni, nay xin nói rằng, vì muốn chúng sinh được an vui, được trừ tất cả bệnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tả cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được thành tự tất cả thiện căn, cúi xin Thế Tôn từ bi hoãn hứa.

Sau khi Bồ Tát thuyết chú xong thì cõi đất biến động, trời mưa hoa báu rơi xuống rải tác, 10 phương chư Phật đều vui mừng, thiện hạ ngoại đạo sợ dựng lông tóc, tất cả chúng hội đều được quả chứng.

Thần chú sáu chứ Om Mani Padme Hum, hay được gọi là Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn. Đây là câu thần chú mà các Phật tử tu tập thường niệm, được viết bằng ngôn ngữ tiếng Phạn, nhưng sau phiên âm quốc tế dể dễ đọc hơn.

Khi bạn đọc tụng câu thần chú này thì rất tốt, khi làm như vậy thì bạn nên suy nghĩ về ý nghĩa của nó, được ẩn bên dưới sáu âm sâu rộng này. Thể hiện cho bản thân, con đường tu tập, trí tuệ, phương pháp tu, quá trình tư, sự hợp nhất không được phân chia, dần biến đổi bản thân.

Lời nguyện của Phật Bà Quan Âm:

Nguyện thứ nhất: Phật Viên Thông Thánh Tự Tại, Quán Âm Như Lai rộng phát hoằng thệ nguyện.

Nguyện thứ hai: Quyết một lòng không sợ khó, Quán Âm Như Lai thường vào Biển Đông nguyện.

Nguyện thứ ba: Ở Ta bà, vào Địa phủ, Quán Âm Như Lai cứu với chúng sanh nguyện.

Nguyện thứ tư: Diệt tà mà trừ yêu quái, Quán Âm Như Lai dứt trừ nguy hiểm nguyện.

Nguyện thứ năm: Tay cầm tịnh bình, tay cầm nhành dương liễu, Quán Âm Như Lai ban nước cam lồ nguyện.

Nguyện thứ sáu: Đại Từ bi, Đại Hỷ xả, Quán Âm Như Lai oán thân bình đẳng nguyện.

Nguyện thứ bảy: Suốt ngày đêm luôn quán sát, Quán Âm Như Lai diệt trừ đường ác nguyện.

Nguyện thứ tám: Phổ Đà Sơn thường lễ bái, Quán Âm Như Lai gông cùm đứt rã nguyện.

Nguyện thứ chín: Tạo pháp thuyền vào biển khổ, Quán Âm Như Lai độ tận chúng sanh nguyện.

Nguyện thứ mười: Tiền Tràng phan, hậu Bảo cái, Quán Âm Như Lai tiếp dẫn Tây phương nguyện.

Nguyện thứ mười một: Vô Lượng Thọ cảnh giới, Quán Âm Như Lai Di Đà thọ ký nguyện.

Nguyện thứ mười hai: Thân trang nghiêm, tâm sáng suốt, Quán Âm Như Lai tròn đủ mười hai nguyện.