Tượng Phật Di Lặc

Nguồn gốc về Đức Phật Di Lặc

Hầu hết mọi truyền thuyết về Phật Di Lặc đều nói rằng ngài là vị Phật thứ năm nối tiếp đức Phật Thích Ca Mâu Ni, trước đó thì có Đức Cấu Lưu Tôn – Đức Câu Na Hàm – Đức Ca Diếp – Đức Thích Ca Mâu Ni. Bên cạnh đó Đức Phật Di Lặc cũng là vị Phật xuất hiện cuối cùng ở cõi trần được giác ngộ tuyệt đối và chứng ngộ thành Phật, sau đó giảng Pháp giáo hóa cho tất cả mọi chúng sinh.

Hình ảnh Đức Phật Di Lặc được mọi người thờ cúng khá rộng rãi, dựa trên những bức tượng và những bức tranh vẽ thì ngài được diễn tả bằng tư thế ngồi trên ngai vàng, hai chân để chéo và đặt dưới ngai, tư thế ngồi của ngài thường thể hiện sự sẵn sàng đứng dậy để giáo hóa chúng sinh.

Theo Phật Giáo Trung Quốc thì Đức Phật Di Lặc lại được miêu tả với vẻ bề ngoài mập trong, phần trán hơi hẹp lại cho với khuôn mặt, bụng to ra, nói năng tươi cười, muốn ngủ là ngủ, cầm cây gậy, cầm thêm túi vải đựng đồ. Hơn nữa Đức Phật Di Lặc còn được biết đến với khả năng tiên đoán thời tiết nắng mưa. Hình ảnh của ngài luôn mang lại niềm vui – hạnh phúc – sự tự tại – tươi cười cho mọi người, chúng ta sẽ không còn phải buồn phiền hay căng thẳng gì nữa.

Xem các mẫu Tượng Đá Phật Di Lặc: https://kimtuthap.vn/san-pham/phat-di-lac/

Di lạc thạch anh xanh tại Kim tự tháp

Đồng thời hình ảnh Đức Phật Di Lặc còn xuất hiện trong nhiều ngôi chùa – miếu – đình – trong từng gia đình – cửa hàng – … luôn luôn được thể hiện bằng một nụ cười sảng khoái, tượng trưng cho niềm hạnh phúc đến từ nội tâm bên trong, ngài sẽ lan tỏa nguồn năng lượng này cho mọi loài, nếu chúng ta nhìn được khuôn mặt của ngài chúng ta sẽ giảm ngay những áp lực trong đời sống, ngoài ra còn có thêm điều may mắn và bình an.

Vật dụng bao vải mà Đức Phật Di Lặc mang theo, hoặc có thể là ngài đúng trên bao tiền, dùng để giúp cho người sử dụng có được công danh – sự nghiệp – tiền tài – thịnh vượng – … chính vì thế mà có rất nhiều gia chủ khai quang tượng Phật Di Lặc. Cộng thêm hình ảnh của túi vải còn có ý nghĩa là lấy đi sự buồn phiền hay lo âu cho gia chủ nữa.

Xem các mẫu Mặt Dây Chuyền Phật Di Lặc: https://kimtuthap.vn/san-pham/mat-day-chuyen-phat-di-lac/

Riêng đối với hình ảnh khi Đức Phật Di Lặc vác trên vai một cành đào hoặc là ngồi dưới gốc cây đào, thể hiện cho một sự trường sinh, mang ý nghĩa phong thủy to lớn, với nhiều trái đào thể hiện cho sự đầy đủ, sức khỏe tốt, đời sống được an lành. Ngoài ra phần thân của cành đào có tác dụng đuổi tà khí, niềm vui, sự viên mãn của con người và sự thăng tiến trong công việc.

Nếu là tượng Đức Phật Di Lặc ngồi gốc cây tùng thì thể hiện cho nguồn năng lượng mạnh mẽ, sức khỏe tốt, có thêm tuổi thọ, nếu có gặp điều không may thì cũng đều vượt qua được, ý chí vững chức và kiên cường.

Đức Phật Di Lặc có nhiều hóa thân khác nhau, nhưng hầu hết đều đều thể hiện trạng thái vui cười, thân hình đầy đặn, từ đó mới thể hiện được sự vô tư và hoan hỷ.