Hoa Ưu Đàm

Những phát hiện về loài Hoa Ưu Đàm

Vào những năm trở lại đây thì có một số thông tin nhắc đến loài Hoa Ưu Đàm, ba ngàn năm mới ra hoa một lần, nhưng trên thực tế có phải là như vậy hay không, liệu lời đồn đại này có chính xác như những gì bạn được nghe.

Trong kinh Phật thì Hoa Ưu Đàm cũng xuất hiện, được gọi với một cái tên là Hoa Ưu Đàm bà la, theo tiếng Phạn thì là Udumbara, mang đến cho con người điều lành, được xem là một trong bốn loài hoa đại cát. Vị Phật có tên là Câu Na Hàm đã ngồi lên Hoa Ưu Đàm để tu hành, với tác dụng che chắn nắng mưa, giúp cho người giác ngộ và do đó cây hoa mới kết hoa và kết quả.

Xem các mẫu Hoa Đá Ưu Đàm: https://kimtuthap.vn/san-pham/hoa-da-uu-dam/

Hoa Ưu Đàm Trong dân gian

Nếu so sánh thì có thể ngang với loài cây bồ đề của Đức Phật, muốn thấy được loài hoa này cũng không phải là chuyện dễ dàng, cũng tương tự như việc bạn gặp được Đức Phật cũng rất khó khăn và hiếm hoi.

Hiện nay cũng có rất nhiều cách hiểu về loài Hoa Ưu Đàm, người thì cho chúng là nấm, người cho chúng là loài ký sinh mọc trên cây gỗ – kim loại – trên thủy tinh, thường có màu trắng và kích thước khá nhỏ bé, có hình dáng giống như một chiếc chuông, có phần cuống dài.

Sau khi thấy được sự đặc biệt của Hoa Ưu Đàm mà người ta đồn thổi chúng lên quá mức, nhằm cuốn hút nhiều người quan tâm, và bắt đầu xuất hiện ở một số nơi trên thế giới. Nhưng thực chất loài Hoa Ưu Đàm có phải giống như những gì được ghi chép trong kinh Phật hay không, hay chỉ là một sự tương tự giống nhau.

Theo như kinh Phật có miêu tả thì Hoa Ưu Đàm cũng là một loài cây, có hoa, có trái, khi chín mùi có thể ăn được, có vị ngọt, và những loài linh trưởng rất thích ăn chúng. Bằng chứng được miểu tả thông qua cuộc nói chuyện của hai loài vượn mặt đỏ và mặt đen. Trong một dịp mưa liên tục 7 ngày 7 đêm, thì loài vượt mặt đỏ nằm ở trong hang của mình nên không hề mảy may bị ướt, còn loài vượn mặt đen thì ở bên ngoài nên phải chịu cái mưa cái lạnh. Chính vì thế mà vượn mặt đen đã suy tính làm sao dụ được vượn mặt đỏ ra ngoài để chiếm lấy hang. Vượn mặt đen nói với vượn mặt đỏ rằng quả Hoa Ưu Đàm đã chín ngọt, hãy ra mà ăn, cứ nằm trong đó thì sẽ bị chết đối đấy.

Còn đối với Trường A Hàm Kinh thì Hoa Ưu Đàm được miêu tả là một loài cây khá to lớn, có thể che chở cho những loài cây nhỏ bé nằm ở phía dưới, bên cạnh đó bên trong cây còn chứa đựng một nguồn năng lượng linh khí, sẽ mang đến điều may mắn cho con người.

Khi Hoa Ưu Đàm xuất hiện thì chứng tỏ sắp có điều lành xuất hiện, một vật linh thiêng của trời, ban tặng cho nhân gian, đó là lúc mà Phật Như Lai hạ thế và mang đến phúc đức cho chúng sinh dưới trần gian.

Hoa Ưu Đàm chỉ nở vào lúc đêm, có mùi hương thơm phảng phất, đến sáng thì chúng đã héo, do đó sẽ không nhuốm màu trần tục, và được chọn làm hình ảnh cho Phật, đại diện cho những người ở hiền thì sẽ gặp lành.

Hoa Ưu Đàm trong kinh Phật

Giả định về Hoa Ưu Đàm: thông tin về Hoa Ưu Đàm vẫn đang còn là một sự mập mờ, do đó có nhiều quan điểm khác nhau khi được nói đến.

Theo từ điển của Phật, thì Hoa Ưu Đàm không kết quả, cây cao lớn, có lá dài, hoa đơn nằm phía trong đài. Nên nhiều khi chúng ta không thấy chúng nở hoa, ăn được nhưng vị thì hơi chan chát, loài cây này theo như miêu tả thì gần giống với loài Hoa Ưu Đàm bà la.

Chính những thông tin này mà chúng ta có thể tin rằng, loài hoa xuất hiện gần đây thực tế không phải là Hoa Ưu Đàm, dựa trên nhiều tài liệu ghi chép lại thì Hoa Ưu Đàm tương tự như câu sung, được phân bố nhiều nhất ở vùng nam á.

Cuối cùng thì bạn có thể khẳng định Hoa Ưu Đàm nằm trong kinh Phật, hoa của chúng dường như không bao giờ nở, giống như việc con người hoàn toàn lương thiện, biết yêu thương nhau, xã hội công bằng bình yên, mọi người đều được hạnh phúc, thì lúc ấy hoa của chúng mới nở được. Đây là ý nghĩa mà Đức Phật Câu Na Hàm đã giác ngộ được và mong muốn con người sẽ thực hiện được, bằng việc tìm đến Phật Phám thì mới tạo ra loài Hoa Ưu Đàm được nở.