Mặt Dây Chuyền Phật Văn Thù Bồ Tát

Phật bản mệnh cho tuổi Mão Văn Thù Bồ Tát

Người Tuổi Mão muốn chọn ngọc bội Phật bản mệnh để đeo bên mình thì không thể nào không chọn Phật Văn Thù Bồ Tát, một trong những vị Phật có vị trí vô cùng quan trọng, đi song song là được biết đến với nhiều việc làm phúc đức.

Theo như một vài câu truyện được thuật lại thì Văn Thù Bồ Tát thuộc gia tốc Bà La Môn, sinh ra từ sườn của mẹ mình, thân có màu vàng tím long lanh, khi mới được sinh ra thì ngài đã biết nói, một khoảng thời gian sau thì đi tu hành. Chính Văn Thù Bồ Tát là người thừa kế và phát huy cho phái Thâm Quán thuộc giáo pháp của Phật Đà.

Xem thêm các mẫu Mặt Dây Chuyền Văn Thù Bồ Tát: 

https://kimtuthap.vn/kim-tu-thap-chuyen-cung-cap-mat-day-chuyen-van-thu-bo-tat-mat-phat-ban-menh-cho-nguoi-tuoi-mao/

Ngài trở thành Phật từ lúc còn rất trẻ, đi theo hầu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đại diện cho trí tuệ, một hiện thân dễ hiểu của trí tuệ. Hầu như tất cả các bậc tu hành đều lấy Văn Thù Bồ Tát để làm bản tôn tu trì, nếu như thực hiện được pháp môn của Văn Thù Bồ Tát thì việc tu hành sẽ nhanh chóng có được kết quả, bởi vì hiểu được bản chất của trần gian.

Văn Thù Bồ Tát là tên gọi phổ biến được sử dụng, nhưng theo một số kinh Phật khác thì lại gọi theo những cách khác nhau, trong đó được dịch là Diệu Đức – Diệu Thủ – Phổ Thủ – Nhu Thủ – Kính Thủ – Diệu Kiết Tường.

Việc Văn Thù Bồ Tát có hình tượng ngồi trên lưng sử tử cho thấy ngài đại diện cho trí tuệ tuyệt đối, vượt qua mọi nhận thức của các pháp, đồng thời thể hiện cho nguồn sức mạnh to lớn, vượt lên trên tất cả mọi loài. Nhờ vào trí tuệ này mà Văn Thù Bồ Tát nhận được năng lực lớn để chuyển hóa những điều buồn phiền và chấp ngã của chúng sinh.

Tịnh thổ của Văn Thù Bồ Tát là phật bản mệnh cho ngươi tuổi Mão, được thể hiện trong sách của Phật Giáo, cụ thể là trong Hoa Nghiêm Kinh và Văn Thù Sư Lợi Pháp Bảo Tạng Đà La Kinh.

Hiện nay ở đất nước Trung Quốc tại núi Ngũ Đài thuộc tỉnh Sơn Tây được coi là thành địa của Văn Thù Bồ Tát. Vào mỗi năm thì tượng người từ khắp thế giới đổ về đây để kính lễ, ngoài ra còn có những người đã thực hiện nghi thức đi ba bước lạy một lậy cho tới khi lên tới núi.

Trước khi Văn Thù Bồ Tát thành Phật thì ngài có hiệu là Vương Chúng Thái Tử, đã thực hiện phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và Tăng chúng trong thời gian ba tháng. Lúc ấy những người trong triều đã nói với ngài rằng, hãy đem lòng từ bi và phúc đức của mình, cùng với trí tuệ đem lại cho chúng sinh để cầu mong được những phước báu tầm thường.

Sau khi nghe được những lời này thì Văn Thù Bồ Tát đã chắp tay mà cầu xin với Đức Phật với 25 lời cầu nguyện, sau này người ta gọi là 25 đại nguyện của Văn Thù Bồ Tát.