Kiến thức

Quá trình hình thành Âm Dương

Nói một cách tổng quát nhất thì nhận thức của con người có thể dựa vào thuyết về Âm và Dương, cộng thêm thuyết Ngũ Hành. Trên thực tế đây là kiến thức của người phương đông, là hệ thống triết học của người Trung Hoa cổ đại. Với kiến thức này sẽ giải thích cho con người về sự tồn tại của vũ trụ vạn vật, cũng như sự hiểu biết về chính đời sống xã hội của con con người.

Ngày từ thời kỳ cổ, con người đã nhận thấy sự tồn tại của các cặp đối lập, trong đó có trời và đất – nóng và lạnh – âm và dương. Chính việc thấy được hai yếu tố này mà sau đó học thuyết về Âm Dương đã được hình thành và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống hiện tại của con người.

Xem thêm các mẫu Vật Phẩm Phong Thủy hội tụ đầy đủ yếu tố Âm Dương của trời đất:

https://kimtuthap.vn/danh-muc/san-pham-ung-dung/

Học thuyết về Âm Dương được hình thành và ứng dụng trong các khía cạnh đời sống hiện tại

Tìm hiểu về nguồn gốc xuất hiện của Âm và Dương:

Để xác định được thời gian cụ thể của Âm và Dương thì không hoàn toàn có dẫn chứng để chứng minh, tuy nhiên chúng xuất hiện khá lâu trước đó.

Dựa theo sự hiểu biết của Khổng An Quốc và Lưu Hâm vào thời nhà Hán, thì hai người cho rằng Âm Dương là do Phục Hy sáng tạo ra. Bên cạnh đó cũng có một số ý kiến khác về xuất xứ của Âm Dương, thế nhưng cũng chưa có cơ sở khoa học nào cụ thể cả.

Theo như các nhà nghiên cứu, họ tổng kết chung lại rằng: Âm Dương được hình thành từ khu vực phương Nam, sau này được người Trung Hoa tiếp thu – phát triển tạo thành một hệ thống phân tích triết lý Âm Dương.

Đối với người dân phương Nam thì công việc sống của họ chủ yếu là dựa vào việc làm nông, tức là trông vào mùa màng có bội thu hay không. Chính vì thế mà sự phát triển của hoa màu sẽ tác động trực tiếp tới con người.

Con người lúc ấy được sinh ra bởi người cha và người mẹ, cụ thể là người nữ và người nam. Còn đối với mùa màng thì do đất và trời. Từ đó cho thấy cha – mẹ và đất – trời là cặp nhận thức ban đầu về triết lý Âm Dương sau này.

Quy luật của triết lý về Âm Dương: mọi sự vật và hiện tượng đều có những điểm liên quan đến Âm Dương, cùng với đó là sự hình thành – phát triển – hủy diện đều nằm trong quy luật nhất định, tạo nên mối quan hệ giữa chúng.

Quy luật về bản chất:

Đối với một sự vật và hiện tượng độc lập thì không thể chỉ tồn tại toàn Âm hoặc chỉ toàn Dương, mà trong chúng vừa có Âm vừa có Dương, nghĩa là trong Âm có Dương và trong Dương có Âm.

Chính vì quy luật này mà nếu như bạn muốn tìm được yếu tố Âm và Dương của một sự vật hiện tượng thì bạn phải tìm được đối tượng so sánh. Chẳng hạn như khi nói về màu sắc, thì màu đỏ tượng trưng cho Âm thì màu đen sẽ tượng trưng cho Dương.

Sau đó khi bạn muốn xác định được tính chất Âm Dương của sự vật hiện tượng thì bạn cũng phải dựa trên cơ sở so sánh để nhận định. Chẳng hạn như khi bạn so sánh giữa nước với đất, nếu xét ở độ cứng thì nước là Âm và đất là Dương, còn nếu xét về mức độ linh động thì nước lại là Dương mà đất là Âm.

Mối quan hệ:

Thành tố Âm và Dương luôn có sự gắn kết với nhau, chúng sẽ cùng hoạt động – biến đổi cho nhau. Nếu như Âm đến cực điểm thì biến thành Dương và ngược lại.

Ví dụ như ban ngày và ban đêm luôn có sự chuyển hóa cho nhau. Do đó có thể nói rằng tất cả mọi thứ đều được biểu thị bởi Âm và Dương, từ đó chúng ta dễ dàng hiểu được bản chất cùng với sự phát triển.

Xem thêm Đồng Xu Phong Thủy giúp cân bằng Âm Dương:

https://kimtuthap.vn/san-pham/dong-xu-phong-thuy-viet-nam/

Đồng Xu Phong Thủy tuân theo quy luật của triết lý về Âm Dương thúc đẩy mọi việc phát triển tốt đẹp

Hướng phát triển của triết lý Âm Dương: triết lý về Âm Dương là kiến thức nền tảng và cơ bản, từ kiến thức này sẽ hình thành nên nhiều học thuyết và hệ thống khác. Chẳng hạn như hệ thống Ngũ Hành – Tứ Tương – Bát Quái – Tam Tài – …

Đối với mỗi khu vực dân cư thì việc tư duy và ứng dụng triết lý về Âm Dương có vài sự khác biệt.

Chẳng hạn như với người phương Nam thì họ dựa vào thành tố lẻ, trong đó từ số lẻ ấy mà sinh ra 3 – 5 – 7. Còn ở khu vực khắc thì tư duy theo hướng số lượng thành tố chẵn, chính là Âm Dương hình thành nên 4 – 8 – …

Triết lý Âm Dương được ứng dụng đa phần trong y học đông y, bằng cách nhìn vào sự cân bằng giữa các cơ quan bộ phận, sau đó thấy được triệu chứng. Đối với nhân tướng học thì dùng triết lý Âm Dương để xem một cá thể có tính cách như thế nào và nên lựa chọn công việc như thế nào.