Kiến thức

Quản trị Tri Thức và kinh tế Tri Thức là gì

Tri Thức là những thông tin, dữ liệu đã được cấu trúc hóa, kiểm nghiệm, sử dụng vào một mục đích cụ thể tạo ra được giá trị. Đây là một trong số những định nghĩ về Tri Thức giúp cho chúng ta dễ hình dung nhất.

Khi nói tới một người có trí tuệ thì người đó phải là người biết cách sử dụng Tri Thức đúng đắn nhất đễ hỗ trợ cho mục tiêu của bản thân. Cùng được giáo dục bằng một Tri Thức giống nhau, thế nhưng mỗi người lại có cách tiếp thu và vận dụng không giống nhau, đây cũng là điều hết sức bình thường, thể hiện trí tuệ của con người là không hề giống nhau.

Phân loại Tri Thức: được biết đến với ba loại: Tri Thức hiện, Tri Thức ngầm, Tri Thức tiềm năng.

Tri Thức tiềm năng:

Dạng Tri Thức này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như ngôn ngữ – hành động – mạng lưới – đào tạo, chúng gắn liền với nhiều lĩnh vực từ nghệ thuật – văn hóa – thực tiễn.

Đa phần các công ty đều có phần Tri Thức tiềm năng này, dùng để thống kê và phân tích. Do đó loại Tri Thức này xuất hiện đa phần trong các tổ chức.

Tri Thức ngầm: là phần Tri Thức nằm tiềm ẩn bên trong con người, không thể nào xác định cụ thể được, mà chỉ thông qua biện luận hoặc thói quen.

Có thể hiểu đơn giản là phần Tri Thức nằm trong não bộ của con người, do đó việc tạo ra mối quan hệ giữa người với người có ý nghĩa vô cùng quan trọng, từ đó Tri Thức mới được chia sẻ và sử dụng.

Tri Thức hiện: được biết đến thông qua các dạng văn bản, tài liệu, hình ảnh, âm thanh, phim.

Chính vì được thể hiện một cách cụ thể như vậy mà Tri Thức cũng dễ dàng được chuyển giao và chia sẻ.

Mọi người có thể tiếp cận Tri Thức hiện thông qua nhiều hình thức như sách báo, tạp chí, sách, thiết bị công nghệ như tivi – điện thoại.

Kinh tế Tri Thức:

Để hiểu về kinh tế Tri Thức chúng ta cần xem xét ở nhiều khí cạnh khác nhau, trên thực tế thì chưa có một quy định hay hướng dẫn cụ thể nào đối với kinh tế Tri Thức này.

Kinh tế Tri Thức được hình thành trong việc sinh ra – truyền bá – sử dụng Tri Thức tạo nên nguồn lực tốt cho việc phát triển nên kinh tế. Đây cũng được xem là ranh giới đánh dấu cho một xã hội công nghiệp hiện đại.

Quản trị Tri Thức:

Ở thời điểm hiện tại thì chưa có một quan điểm cụ thể nào định nghĩa rõ về quản trị Tri Thức, tuy nhiên bạn có thể hiểu về quản trị Tri Thức sẽ có: con người – cách thức – quá trình – hoạt động – công nghệ – môi trường.

Quản trị Tri Thức được xem là cả một quá trình, biến công cụ trở nên hiệu quả, cùng với sự sáng tạo của con người, nâng cao hiệu quả, kích thích sự phát triển trong một tập thể tổ chức.

Một người có Tri Thức thì trước hết phải là người có học vấn và tư tưởng tiến bộ, thêm vào đó là kỹ năng trong công việc, tạo ra được sản phẩm phục vụ cho xã hội. Tri Thức được xem là tinh hoa được đúc kết qua sự cảm nhận, lưu giữ, lựa chọn, sáng tạo, … để hỗ trợ cho quá trình phát triển của xã hội.

Xem về Đồng Tiền cho Tri Thức: https://kimtuthap.vn/san-pham/dong-xu-phong-thuy-viet-nam/

Xây dựng đội ngũ có Tri Thức:

Việc xác định một người có Tri Thức được thực hiện thông qua việc đánh giá dựa trên các tiêu chí cụ thể, đồng thời còn dựa vào kết quả trong việc sử dụng Tri Thức để tạo ra được cái gì.

Trong thời kỳ trước con người chỉ quan tâm tới kết quả, sản phẩm cuối cùng, nhưng không coi trọng những người làm công tác khoa học liên quan tới Tri Thức. Việc sản xuất kinh doanh hiện nay đòi hỏi cao, do đó Tri Thức được đưa vào, kinh tế Tri Thức được xem là phần quan trọng để đưa đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, cùng với việc hội nhâp quốc tế, không chỉ phát huy được sức mạnh trong nước mà còn đẩy mạnh ra thế giới.

Muốn đạt được điều này thì cần phải có những giải pháp để xây dựng được đội ngũ Tri Thức mạnh. Một giải pháp được đưa ta chính là chính sách về việc sử dụng Tri Thức, chính là việc sử dụng người có tài năng đúng cách.

Một giải pháp thứ hai chính là đưa ra các chương trình về việc quản trị Tri Thức, nhằm phát huy được sức mạnh cũng như vai trò ý nghĩa của Tri Thức trong mọi lĩnh vực.