Bát Quái

Quẻ Mai Hoa xem vận mệnh

Quẻ Mai Hoa có thể sử dụng để đoán về vận mệnh tại một điểm thời gian nhất định nào đó, để có được quẻ Mai Hoa thì chúng ta cần phải biết về Bát Quái, cùng với nhiều nội dung khác nữa.

Một số dữ liệu cần biết trước khi lập quẻ:

Số của quẻ bao gồm: số 1 là quẻ Càn, số 2 là quẻ Đoài, số 3 là quẻ Ly, số 4 là quẻ Chấn, số 5 là quẻ Tốn, số 6 là quẻ Khảm, số 7 là quẻ Cấn, số 8 là quẻ Khôn.

Số hào: hào số 1 thường được gọi là hào đầu hoặc hào sơ, hào thứ hai là 2, hào thứ ba là 3, hào thú bốn là 4, hào thứ năm là 5, hào thứ sáu là 6 hay còn gọi là hào thượng.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Số quẻ hỗ.

Số của mười thiên can: số 1 là Giáp, số 2 là Ất, số 3 là Bính, số 4 là Đinh, số 5 là Mậu, số 6 là Kỷ, số 7 là Canh, số 8 là Tân, số 9 là Nhâm, số 10 là Quý.

Số của 12 địa chi: số 1 là Tý, số 2 là Sửu, số 3 là Dần, số 4 là Mão, số 5 là Thìn, số 6 là Tỵ, số 7 là Ngọ, số 8 là Mùi, số 9 là Thân, số 10 là Dậu, số 11 là Tuất, số 12 là Hợi.

Số của phương vị: số 1 hướng Tây Bắc là Càn, số 2 hướng Tây là Đoài, số 3 hướng Nam là Ly, số 4 hướng Đông là Chấn, số 5 hướng Đông Nam là Tốn, số 6 hướng Bắc là Khảm, số 7 hướng Đông Bắc là Cấn, số 8 hướng Tây Nam là Khôn.

Chỉ số của vật có thể nhìn mà đếm được.

Cùng với chỉ số lượng đo lường được.

Thêm nữa là biết được số có thể dùng những số đã biết để hình thành nên quẻ.

Cách lập quẻ Mai Hoa:

Lập quẻ dựa trên năm tháng ngày giờ:

Theo lịch cổ đại thì sử dụng thiên can và địa chi để xác định được thời gian, có thể hiểu như năm Mão sẽ là số 4, năm Hợi là số 12, tương tự cho những năm khác.

Về tháng: số 1 tháng giêng, số 2 tháng hai, số 3 tháng ba, …, số 12 là tháng mười hai.

Số ngày sẽ sử dụng dựa trên âm lịch, số 1 là mùng một, số 2 mùng 2, …, số 30 là ngày 30.

Số giờ: số 1 là Tý, số 2 là Sửu, số 3 Dần, số 4 Mão, số 5 Thìn, số 6 Tỵ, số 7 Ngọ, số 8 Mùi, số 9 Thân, số 10 Dậu, số 11 Tuất, số 12 Hợi.

Tổng của các số thuộc năm – tháng – ngày sẽ là số quẻ Thượng, nếu tổng này cộng thêm số của giờ sẽ thành quẻ Hạ. Tổng có số lớn hơn 8 thì chia cho 8, lấy số dư làm quẻ. Nếu tổng bằng số 8 hoặc chia hết cho 8 thì lấy 8 là quẻ, đây sẽ là quẻ Khôn.

Tìm hào động trong quẻ bằng cách lấy tổng của số năm – tháng – ngày – giờ chia cho 6, số dư là hào động, còn chia hết thì 6 sẽ là hào động.

Ví dụ: ngày 8 tháng 12 năm 1985 3 giờ 5 phút.

Ngày này theo âm lịch sẽ là giờ Thân, ngày 17 tháng 11 năm Ất Sửu.

Số quẻ Thượng: (2+11+17)/8 – 3 dư 6. 6 là quẻ Thượng nghĩa là quẻ Khảm.

Số quẻ Hạ: (30+9)/8 = 4 dư 7. Số 7 là số quẻ Hạ tức là quẻ Cấn.

Hào động: tổng là 39/6 = 6 dư 3. Hào động sẽ là hào 3.

Cách lập quẻ dựa trên số của phương vị:

Đây sẽ là cách xem cho một người nào đó, tại một khoảng thời gian nào đó, đi về phương hướng nào đó và muốn đoán xem là có tốt hay không, lúc này chúng ta cũng sẽ lập quẻ để dự đoán.

Đối với cách lập quẻ này thì quẻ Thượng là chủ thể, nếu là người lớn tuổi dùng quẻ Thượng là Càn, thiếu nữ là quẻ Đoài, hổ là quẻ Cấn, châu ngọ là quẻ Càn, …. Để rõ hơn thì xem trong chọn tượng Bát Quái.

Quẻ Hạ dùng để lấy phương hướng đi, chẳng hạn như hướng Đông là quẻ Chấn, hướng Tây là quẻ Đoài.

Hào đồng sẽ lấy dựa trên tổng thể của số quẻ Thượng và quẻ Hạ cộng lại theo thời gian hình thành sự việc để tính toán.

Cách lập quẻ dựa trên số vật:

Số vật ở đây bạn có thể hiểu đó là số vật mà bạn có thể nhìn thấy được, số này cũng chính là quẻ Thượng, còn thời gian nhìn thấy sẽ là quẻ Hạ, tổng của hai quẻ này chia cho 6 sẽ là vị trí của hào động.

Ví dụ: con người vào giờ Dậu tối thấy ngoài vườn có ba vệt sáng, họ đã nghĩa rằng sẽ có động đất.

Quẻ Thượng là 3 vệt sáng tức là quẻ Ly.

Quẻ Hạ là giờ Dậu 10, chia 8 dư 2 tức là quẻ Đoài.

Tổng hai quẻ là Hỏa Trạch Khuê, tổng của số quẻ Thượng và quẻ hạ là 15 chia 6 dư 3, nên hào động sẽ là hào 3.

Cách lập quẻ dựa trên số chữ:

Chúng ta sẽ dựa trên chữ mà người nào đó viết ra để đoán, trước tiên chúng ta vẫn sẽ tìm quẻ Thượng và quẻ Hạ:

Nếu là 1 chữ: 1 là Thái Cực nên thường không được sử dụng, nếu như chữ này có thể phân rõ thành hai phần trên dưới hoặc trái phải thì ta sẽ sử dụng nét ở nửa trên hoặc nửa trái làm quẻ Thượng, còn lại là số quẻ hạ. Lấy tổng số nét chia cho 6 để tìm hào động.

2 chữ: số nét của chữ đầu chia cho 8 số dư là quẻ Thượng, số nét thứ hai chia cho 8 số dư là quẻ Hạ. Lấy tổng số nét của hai chữ chia cho 6 tìm hào động.

3 chữ: số nét chữ đầu là quẻ Thượng, số nét chữ thứ 2 là quẻ Hạ, tổng số nét chữ thứ ba chia 6 số dư là hào động.

4 chữ: số nét chữ thứ nhát và thứ hai là quẻ Thượng, số nét hai chữ sau là quẻ hạ.

5 chữ: số nét hai chữ đầu là quẻ Thượng, còn số nét 3 chữ sau là quẻ Hạ.

6 chữ: số nét 3 chữ đầu là quẻ Thượng, còn lại là quẻ Hạ.

7 chữ: số nét 3 chứ đầu là quẻ Thượng, còn lại là quẻ Hạ.

8 chữ: số nét 4 chữ đầu là quẻ Thượng, còn lại là quẻ Hạ.

9 chữ: số nét 4 chữ đầu là quẻ Thượng, còn lại là quẻ Hạ.

10 chữ: số nét 5 chữ đầu là quẻ Thượng, còn lại là quẻ Hạ.

Hào động được tìm tương tự như ở trường hợp 3 chữ.

Nếu như bắt đầu từ 11 chữ trở lên thì không tính dựa theo nét, mà chúng ta lấy một nửa số chữ ở trên là quẻ Thượng, một nửa số chữ ở dưới làm quẻ Hạ, tổng số chia cho 6 số dư là hào động.