Sách Ngũ Phúc Lộc Hỷ Tài

Quới nhân phò trợ

Xưa kia vào dịp năm mới, khi khách thập phương đến dâng đồ thờ cúng các đạo sĩ đạo Lão, thường họ cho chữ in bằng gỗ để chúc phúc, sức khỏe, và bình an trong năm mới. Có nhiều loại chữ như “quới nhân phò trợ”, “giàu sang phú quý”, “tiền hung hậu kiết”.

Ông tiên ban phát con cái

Bức tranh này mô tả Trương Tiên là một ông tiên; ông bắn những con chó lên đám mây để giữ cho trẻ con không bị hại. Truyền thuyết kể rằng Trương Tiên thực ra là vua của một nước nhỏ Tây Xuyên bị vua đời thứ nhất của nước Tống truất ngôi. Sau đó hoàng hậu của ông bị cống sang cung điện nhà Tống, bà treo chân dung của ông đang săn bắn trong phòng bà để thỏa nỗi nhớ mong. Khi vua Tống hỏi bà nói dối rằng Trương Tiên, thân Tây Xuyên ban phát con cái cho những ai không có con.

Xem thêm các mẫu Vật Phẩm Phong Thủy: https://kimtuthap.vn/danh-muc/san-pham-ung-dung/

Hai vị thần hoà thuận

sách xưa ghi chép lại ở Hỏng Châu đời nhà Tống có những lễ hội tưởng nhớ Hoàn Hội được tổ chức dịp tháng chạp. Người ta tin là bằng cách cúng tế cho Hoàn Hội (có nghĩa là quay trở về dù ở cách vạn dặm), vị thần mang bộ mặt tươi cười với mái tóc xõa, thì người thân yêu có thể quay về nhà dù cho họ có ở xa bao nhiêu đi chăng nữa. Tương truyền từ thời Đường hai vị thân này thực ra chỉ là một.

Thiên nga – biểu tượng của tình yêu

Vào thời nhà Kim thiên nga được mô tả là loài chung tình nhất, không bao giờ tách rời nhau. Chúng bay cùng nhau, bơi lội tung tăng bên nhau, chạm cánh vào nhau khi nghỉ ngơi và bắt chéo cổ nhau khi ngủ. Nếu có một con chết đi con kia sẽ ở một mình cho đến suốt đời. Sự tận tụy này là một minh chứng hoàn hảo cho các cặp vợ chồng theo những giá trị truyền thống Trung Quốc.

Gia đình hạnh phúc

Câu đối thường treo trong đám cưới so sánh một cặp vợ chồng hạnh phúc với đôi thiên nga xinh đẹp và hai bông sen sinh đôi. Thiên nga là biểu tượng của tình yêu mẫu mực, hôn nhân hạnh phúc hòa thuận. Như chúng ta đã biết, vợ – chồng là một trong năm mối quan hệ được xem trọng trong xã hội Trung: Quốc phong kiến. Theo truyền thống văn hóa Trung Hoa xưa, thì hạt sen thường được mượn để ví von với hình ảnh “con trai nối dõi tông đường”. Vì thế bức tranh này hàm ý một tình yêu thủy chung son sắt và việc sinh con để cái của cuộc sống vợ chồng mai sau.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *